| Hotline: 0983.970.780

Max one - Sản phẩm của lòng quả cảm

Thứ Sáu 07/06/2013 , 11:04 (GMT+7)

Qua vụ cà phê 2012, Max one được bà con Eahleo "phong" cho danh hiệu “Siêu chống vàng lá, rụng trái”.

“Giờ vàng” trên VTV 1 và VTV2 đang có mẫu quảng cáo ngắn: Phân NPK Max one, dùng rất tốt cho hồ tiêu, cà phê; chống vàng lá, rụng trái non. Cứ ngỡ Max one là sản phẩm của một tập đoàn lớn, nhưng không ngờ là của một DN vừa và nhỏ: Cty CP Phân bón Mỹ Việt (Q.12, TPHCM).

“SIÊU CHỐNG VÀNG LÁ RỤNG TRÁI”

Mùa mưa đến cũng là lúc Tây Nguyên vào vụ bón phân cho cây trồng. Gian hàng các đại lý phân bón dọc QL 14, từ Đăk Nông lên Gia Lai đều vàng rực màu vàng của bao phân bón Max one. Tại sao các đại lý lại chọn Max one “làm mặt”? Một đại lý ở Cưjut (Đăk Nông) cho biết, đơn giản là để người mua biết ở đây có bán Max one.

Đại lý Anh Hồng, thị trấn Eahleo, Đăk Lăk vừa phân phối VTNN cũng là chủ nhân của hàng chục ha cà phê cho biết, năm 2012 ông chia 6 ha cà phê cùng một vườn cho 3 cậu con trai để làm thử nghiệm. Cậu con trai đầu sử dụng phân đơn (urea, SA, lân Lâm Thao và KCl), cậu giữa sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cà phê của một Cty danh tiếng và cậu út sử dụng Max one.

Tất cả đều quy về hàm lượng dinh dưỡng giống nhau. Kết quả thu hoạch, cậu cả có năng suất 3 tấn/ha (năm 2011 là 4 tấn/ha), cậu giữa đạt 3,2 tấn/ha (năm 2011 cũng 4 tấn/ha), riêng cậu út sử dụng Max one đạt 4,5 tấn/ha (cao hơn năm 2011 là 0,5 tấn/ha).


Ông Vang bón Max one cho hồ tiêu 3 năm liền cho hiệu quả cao

Sau thử nghiệm cả 4 cha con cùng phân tích và rút ra kết luận, do đầu vụ hạn hán và cuối vụ lại mưa lai rai nên năng suất giảm 30% là đúng với khoa học và thực tế. Nhưng với phân bón Max one không những không giảm mà còn tăng được 0,5 tấn/ha, bất ngờ đặc biệt ấy chưa lý giải được mà chỉ ghi nhận vườn bón Max one có tỷ lệ rụng trái non thấp, trái cà phê bóng hơn, chắc hơn.

Không chỉ với vườn nhà, chủ đại lý còn theo dõi các vườn khác mà ông cung ứng Max one. Kết quả tương tự nhau, năng suất cà phê đại trà năm 2012 đều sụt 30%, nhưng vườn bón Max one năng suất vẫn cao hơn những vườn khác. Qua vụ cà phê 2012, Max one được bà con Eahleo "phong" cho danh hiệu “Siêu chống vàng lá, rụng trái”.

BÍ QUYẾT CHĂM HỒ TIÊU

Trong các cây trồng ở Tây Nguyên thì hồ tiêu thuộc loại khó “đi phân” nhất, bởi nếu chỉ bón hữu cơ thì năng suất không cao, còn sử dụng thêm phân hóa học thì “coi chừng” vì dễ làm thay đổi sinh thái đất, tạo điều kiện cho nấm Phytopthora phát triển gây nên bệnh chết nhanh vô phương cứu chữa.

Khó là vậy nhưng ông Nguyễn Văn Vang, xã Đăkrông, huyện Cư Jut, Đăk Nông, chủ nhân của hơn 2.000 trụ tiêu lại cứ “vô tư” bón mà chẳng lo sợ gì. Bí quyết gì chăng?

Có đấy, ông cười. Bí quyết là “phải biết kìm hãm lòng tham”. Ông kể, năm 2003 ông đưa vợ con từ Nam Định vào Cư Jut lập nghiệp. Ngay từ năm đấy, ông đã được người bác họ ở Gia Kiệm (Thống Nhất, Đồng Nai) lên chơi và cảnh báo “trồng tiêu phải dè chừng, nếu bị bệnh chết nhanh thì bỏ không chữa vì nếu chữa thì tiền mất tật mang”.

Được bác mách bảo, ông không dám đụng đến phân hóa học mặc dù mỗi năm cửa hàng của ông bán ra cả nghìn tấn phân bón các loại nên năng suất chỉ dừng lại 3 kg/nọc. Khi Max one có mặt trên thị trường cũng là lúc giá hồ tiêu cao ngất ngưởng, ông quyết định bón và kết quả thật bất ngờ, năng suất vọt lên 5 kg/nọc.

Và điều đặc biệt hơn, nhờ phân Max one mà năm nào ông cũng được “thưởng zem” do tiêu của ông có trọng lượng tới 520 gr/lít (trong lúc tiêu chuẩn chỉ là 480 gr/l). Năm 2011 ông bán với giá 138.000 đ/kg cộng với thưởng zem thành 150.000 đ/kg. Năm 2012  bán với giá 118.000 đ/kg, cộng thưởng zem thành 130.000 đ/kg.

Tại sao “phải biết kìm hãm lòng tham?”. Ông giải thích, khi thấy tiêu có giá, rất nhiều người bón phân, chăm sóc quá mức, năng suất lên đến 8, thậm chí 10 tấn/ha, nhưng chỉ năm sau những vườn đấy đều suy nặng, rất khó hồi phục và rất dễ mắc bệnh.

Còn ông chỉ bón 250 - 300 gr Max one/trụ nên năng suất cũng chỉ dừng lại ở 5 kg/nọc nhưng đã ổn định như vậy 3 năm nay, mỗi năm mới có lác đác vài cây chết.

SẢN PHẨM CỦA LÒNG QUẢ CẢM

Tuy rất vui vì Max one bán được số lượng nhiều, mang lại hiệu quả cho nhà nông nhưng các cán bộ thị trường của Mỹ Việt cũng phải rất vất vả vì nạn SX hàng nhái, vi phạm bản quyền.

Ngày 6/5/2013, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) ra phán quyết (số NH 093-13 YC/KLGĐ) các nhãn hàng Max one Kim Lai (của Cty TNHH Kim Lai, Biên Hòa - Đồng Nai), Max one con trâu vàng (của Cty TNHH MTV Sài Gòn) là xâm phạm bản quyền của Mỹ Việt.

Tại sao Max one lại mang lại hiệu quả cao, chiếm được niềm tin của khách hàng và tiêu thụ được sản lượng lớn như vậy? Ông Trần Dũng, GĐ Cty Mỹ Việt chia sẻ: "Chẳng giấu gì, trong phân bón thì các nguyên tố đại lượng đạm, lân, kali thì bất cứ các Cty nào cũng giống nhau, khác nhau chỉ là công nghệ. Bí quyết của SX phân bón hiện đại nằm ở bộ vi lượng mà nhà SX phối trộn".

Qua nhiều năm theo dõi, ông Dũng có nhận xét là hiệu quả của vi lượng trong các phân bón khác không cao vì phần lớn họ mua vi lượng dưới dạng muối hoặc sodium vô cơ, rẻ tiền, cây rất khó hấp thu. Sau nhiều trăn trở, ông quyết định chấp nhận giá cao sử dụng vi lượng dùng cho chăn nuôi dạng chelate (-), dễ tiêu hàng nghìn lần so với dạng vô cơ.

Theo các công trình nghiên cứu, ngoài các công năng mà các vi lượng mang lại, vi lượng dạng chelate (-) còn giúp cây ngăn ngừa các hiện tượng xoăn lá, vàng lá, thối trái-củ-quả, rụng trái non, cây bị stress thời tiết ... và các hiện tượng khác thường xảy ra trong SX tiên tiến và thâm canh cao.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất