| Hotline: 0983.970.780

Máy ép ngói thủy lực tự động

Thứ Tư 08/12/2010 , 10:30 (GMT+7)

Cơ sở hàn tiện Văn Lý (xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn- Bình Định) sáng tạo được máy ép ngói thuỷ lực tự động.

Cơ sở hàn tiện Văn Lý (xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn- Bình Định) sáng tạo được máy ép ngói thuỷ lực tự động.

Sau gần một năm hoàn thiện, hiện nay máy đã phổ biến rộng rãi cho nhiều cơ sở sản xuất ngói trong và ngoài tỉnh. Máy này làm viên ngói có độ bền cao, chắc, không thấm nước, đỡ tốn sức lao động… Hiện có nhiều cơ sở sản xuất ngói ở huyện Tây Sơn sử dụng máy. Trong tương lai không xa máy sẽ thay thế hoàn toàn thiết bị ép ngói thủ công truyền thống.

Thông thường máy kít thuỷ lực được dùng trong công nghệ chế biến gỗ, ép gỗ, hoặc dùng để ép gạch ba tràng, gạch bông… và thường ép theo chiều ngang. Vận dụng nguyên lý ép này, ông Huỳnh Văn Lý, chủ cơ sở hàn tiện Văn Lý đã sáng tạo ra máy ép ngói thuỷ lực tự động, ép theo chiều thẳng đứng.

Máy được cấu tạo khá gọn, dáng hình trụ, với chiều cao vừa tầm người vận hành, bề ngang chừng 0,5m. Khung trụ bằng sắt khá vững. Trên đó có lắp một motor điện, công suất 5 sức ngựa (CV), tiêu thụ điện năng 3,5kW/h. Bằng công nghệ cơ khí kết hợp tự động, khi motor điện vận hành, nhớt sẽ được bơm lên, nhờ van điện điều hành, trục gắn khuôn ngói được điều khiển tự động ra, vào.

 Khi trục có gắn khuôn ngói vừa được đẩy ra ngoài, lập tức “mê” ngói (tấm đất sét nguyên liệu) cũng được công nhân vận hành nhanh chóng đặt vào khuôn. Liền sau đó, trục đưa khuôn ngói có “mê” thụt vào trong máy, cùng lúc ấy trục đứng của máy ép, có gắn khuôn ngói “dương” lập tức ép xuống và dập từ 2-3 lần (tuỳ theo chương trình cài đặt). Nhờ sức dập lớn khoảng từ 80-120kg/cm2, có khi đến 150kg/cm2, nên viên ngói sắc nét chữ, hoa văn; bền, không thấm nước và láng mặt.

Máy hoàn toàn tự động, chỉ cần một hoặc hai công nhân vận hành. Trong việc lập chương trình điều khiển tự động của máy, cơ sở có phối hợp với một đơn vị làm gỗ trong tỉnh thực hiện. Ông Lý cho biết, nếu làm 4 người (2 kít, 2 nguội) thì sản xuất được 4 thiên (1.000 viên/thiên)/ngày trong khoảng 10 tiếng đồng hồ. Còn nếu dùng một kít, một nguội thì máy sản xuất từ 1,7-1,8 thiên/ngày.

Trước đây ông Lý cũng là người sáng tạo máy đùn gạch di động, cải tiến 2 trục phay, đạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần 5 (2006-2007) tỉnh Bình Định, và đã được ứng dụng rộng rãi trong và ngoài tỉnh.
Cũng nhờ lực ép của máy lớn hơn thiết bị thủ công truyền thống nhiều lần, nên làm cho viên ngói bền, chắc, không thấm nước, mặt viên ngói láng mịn… Công nhân vận hành máy không cần tốn nhiều sức lực như ép thủ công. Đây cũng là những yếu tố ưu việt, góp phần tăng cao chất lượng ngói Phú Phong (huyện Tây Sơn - thủ phủ có truyền thống làm ngói lâu đời của Bình Định), so ngói truyền thống trước đây.

Hiện nay ngói đang được người tiêu dùng ưa chuộng trở lại. Muốn cạnh tranh, hạ giá thành, nhiều cơ sở làm ngói thủ công buộc phải áp dụng thiết bị máy móc mới. Tuỳ theo thời điểm, có lúc ngói Phú Phong lên đến 1.700đ/viên. Hiện nay khoảng từ 1.100-1.300đ/viên. Sản phẩm làm ra không có đủ cung cấp cho thị trường, nên càng thu hút các chủ lò đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới.

Ông Ngô Văn Diệu – chủ doanh nghiệp tư nhân Sơn Vũ (Tây Sơn) chuyên sản xuất gạch ngói cho biết do lao động khan hiếm, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nên ông đã từng bước thay thế thiết bị dập ngói thủ công, bằng máy dập ngói cơ khí, nay lại thay bằng máy dập ngói thuỷ lực tự động. Như vậy mới cạnh tranh được trên thị trường.

Theo ông Lý, ông đã bán ra khá nhiều máy ép ngói thuỷ lực tự động, không những trong tỉnh còn bán tới Quảng Bình, sắp đến có khả năng bán qua Lào. Giá bán khoảng từ 22- 24 triệu đồng/máy, tuỳ theo máy lắp loại phụ tùng của Trung Quốc, Đài Loan hay Hàn Quốc. Hiện có khoảng 80% cơ sở ngói ở Phú Phong sử dụng máy ép ngói thuỷ lực tự động.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm