| Hotline: 0983.970.780

Máy hái cà phê "3 trong 1"

Thứ Năm 18/10/2012 , 09:57 (GMT+7)

Với 2 ha cà phê kinh doanh, những năm trước gia đình ông Đặng Văn Hùng, thôn 4, xã Đlê yang, huyện Ea H’leo (Đăk Lăk) phải thuê 6 - 10 lao động, thu hái trong một tháng mới xong.

Với 2 ha cà phê kinh doanh, những năm trước gia đình ông Đặng Văn Hùng, thôn 4, xã Đlê yang, huyện Ea H’leo (Đăk Lăk) phải thuê 6 - 10 lao động, thu hái trong một tháng mới xong.

Vụ cà phê năm nay, gia đình ông đã mua chiếc máy cà phê "3 trong 1" của Cty TNHH MTV Minh Phát về sử dụng nên không phải thuê nhân công mà vẫn đạt tiến độ.

“Mấy hôm đầu do sử dụng máy chưa quen, dần dần cũng thành thạo, mỗi ngày vợ chồng tôi cũng hái được từ 15 - 20 bao cà phê, nhanh gấp 5 lần so với hái bằng tay, không những thế máy hái cà phê còn tiết kiệm được thời gian và tiền thuê người hái, tỷ lệ cà phê rơi rụng không đáng kể, chỉ chiếm 1%, giảm chi phí nhiều. Điểm nổi bật của chiếc máy này là có công dụng "3 trong 1". Khi hết vụ thu hoạch, có thể sử dụng để làm đào bồn, sạc cỏ khi lắp thêm phụ kiện đi kèm…”, ông Hùng cho biết.

Gia đình anh Nguyễn Bá Dũng, thôn Bắc Trung, xã Ea Tân, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) có 2 ha cà phê kinh doanh, do ít lao động nên mỗi khi đến mùa thu hoạch rất chật vật. Từ khi mua chiếc máy hái cà phê mi-ni cầm tay anh không phải vất vả đi tìm nhân công, lại đảm bảo chất lượng nông sản vì máy không làm rụng lá gãy cành, dập quả, hiệu quả nhanh gấp 4 lần so với hái bằng tay.

Trao đổi về kinh nghiệm hái cà phê, anh Dũng cho biết: “Sử dụng máy hái này tỷ lệ hư hại cây ít, vì chỉ cần một người vận hành, trải bạt hai hàng dưới cà phê, cùng lúc dùng máy hái 90% lượng quả trên cây, số còn lại cho người phụ hái nốt, sau đó kéo bạt sang cây khác để hái tiếp”.

Không chỉ ở Đăk Lăk, người trồng cà phê ở các huyện Chư Jút, Đắk Mil… của tỉnh Đăk Nông cũng đã sử dụng máy hái cà phê mi-ni "3 trong 1". Ông Phạm Tuấn Nghĩa ở thôn 4, xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút cho hay: Loại máy này này có cấu tạo như một chiếc máy cắt cỏ cá nhân, nhưng ngay tại phần cánh quạt cắt cỏ được thay thế bằng dụng cụ hình răng lược có chiều dài khoảng 15 cm, rộng 10 cm, với chế độ rung khá mạnh. Chiếc máy này gọn nhẹ nên dễ luồn lách vào tán cành để hái cà phê mà không sợ bị bỏ sót. Mỗi ngày, tôi sử dụng máy này cùng với một người phụ kéo bạt, đóng bao, có thể hái gấp 5 - 6 lần so với thủ công.

Ông Đậu Chí Thanh, Giám đốc Cty TNHH MTV Minh Phát (Đăk Lăk), đơn vị chuyên cung ứng máy hái cà phê khuyến cáo, bà con nên hái cà phê chín, chỉ cần rung là quả rơi xuống. Ngoài ra, việc hái cà phê chín thì chất lượng quả tốt hơn, hương thơm, vị sẽ đậm đà, nhân đẹp, mẩy bóng và làm tăng từ 10 - 15% sản lượng so với quả xanh, đảm bảo cho việc xuất khẩu.

Tây Nguyên là vùng trọng điểm cà phê của cả nước, cũng chính vì vậy mỗi khi mùa cà phê đến, tình trạng khan hiếm nhân công vào mùa thu hoạch là điều thường xuyên xảy ra. Để khắc phục tình trạng này, trong niên vụ cà phê năm nay xuất hiện một số hộ dân đã liên kết với nhau hùn vốn mua máy hái cà phê "3 trong 1". Việc đưa cơ giới hóa vào SX không chỉ góp phần giảm sức lao động, đảm bảo tiến độ thu hoạch mà còn góp phần nâng cao chất lượng cà phê.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm