| Hotline: 0983.970.780

Mấy suy nghĩ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Thứ Tư 13/03/2013 , 08:18 (GMT+7)

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã kế thừa tinh thần căn bản của bản Hiến pháp hiện hành, đồng thời bổ sung, làm rõ những tinh thần căn bản ấy.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã kế thừa tinh thần căn bản của bản Hiến pháp hiện hành, đồng thời bổ sung, làm rõ những tinh thần căn bản ấy. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ bàn về 4 vấn đề thể hiện ở 4 điều sau đây:

I. Về điều 2 của Dự thảo: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

Như vậy là đầy đủ và thể hiện rõ bản chất nhà nước ta. Điều đó cho thấy, Dự thảo đã thể hiện rõ quan điểm tiên tiến, nhân văn về nguyên tắc tổ chức nhà nước của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và kế thừa tinh hoa nhân loại, phù hợp với đặc điểm, tình hình nước ta. Dự thảo khẳng định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Chúng ta không áp dụng nguyên tắc "Tam quyền phân lập" một cách máy móc, giản đơn như cách cổ súy của một số người.

Trên thực tế, chưa có một mô hình nhà nước hoàn hảo áp dụng chung cho mọi dân tộc, mọi quốc gia, kể cả những quốc gia tuyên bố thực hiện nguyên tắc "Tam quyền phân lập". Lịch sử nhà nước trên thế giới hiện đại cũng chỉ ra rằng, kể cả áp dụng triệt để nguyên tắc "Tam quyền phân lập" cũng không tránh khỏi những cố tật của nhà nước. Dó đó, không thể coi nguyên tắc này là phép mầu và bắt chước bằng mọi giá. Mỗi quốc gia dân chủ trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện mô hình nhà nước của mình, đều xuất phát từ rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố quan trọng như truyền thống lịch sử, nguyện vọng nhân dân, mục tiêu, lý tưởng của lực lượng lãnh đạo... Một lực lượng lãnh đạo không xuất phát từ thực tiễn, không có mục tiêu, lý tưởng rõ ràng để xây dựng mô hình nhà nước phù hợp, mà đi mô phỏng, sao chép, bắt chước một mô hình nhà nước mà mình cho là lý tưởng, áp đặt vào đất nước mình, thì lực lượng đó sớm muộn cũng mất vai trò lãnh đạo. Điều đó chúng ta có thể tìm được nhiều dẫn chứng ở nhiều mô hình nhà nước khác nhau trên thế giới. Và điều này nằm ngay trong sự tan rã của Liên bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.


Bộ NN-PTNT tham gia ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Vì vậy, không có lý gì bắt buộc chúng ta phải bắt chước các nguyên tắc tổ chức nhà nước xa lạ với truyền thống của chúng ta, trái với nguyên tắc, đường lối, cương lĩnh của Đảng ta. Hơn nữa, những nguyên tắc ấy, đường lối, cương lĩnh ấy đang ngày càng thể hiện sự đúng đắn, phù hợp với con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn cho đất nước ta gần thế kỷ qua.

II. Về điều 4 của Dự thảo

Dự thảo tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và toàn xã hội với tư cách là đảng cầm quyền. Tinh thần điều 4 đã trả lời thích đáng cho những thế lực nào mưu toan kêu gọi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Điều đó là hoàn toàn xác đáng và công bằng. Tại sao vậy?

Thứ nhất, lịch sử Việt Nam đã chứng minh, thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, giữa lúc vận mệnh dân tộc đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, đã từng có nhiều đảng, nhưng các đảng đó, trừ Đảng Cộng sản Việt Nam, thì hoặc là câu kết với giặc ngoại xâm phản bội lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân, hoặc là lảng tránh trách nhiệm với dân tộc, hoặc không đủ sức tập hợp lực lượng thực hiện sứ mệnh lịch sử. Trong bối cảnh đó, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tập hợp nhân dân tạo nên sức mạnh vĩ đại lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành công cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, đưa giang sơn về một mối.

Thứ ba, với tinh thần đổi mới, Đảng đã lãnh đạo đất nước ta tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế và lực của chúng ta ngày càng lớn. Uy tín của Đảng ta, Nhà nước ta ngày càng cao trên trường quốc tế. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, Đảng ta, với bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn và khát vọng to lớn, sẽ lãnh đạo đất nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, giữ vững độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Vì vậy, việc khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta, phù hợp với điều kiện của đất nước chúng ta. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".

III. Về điều 57 của Dự thảo: "Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật".

Như vậy, Dự thảo tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quyền chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Chúng ta không chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Điều này phù hợp với thực tiễn Việt Nam, một nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp, với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông. Hơn nữa, chúng ta đang trong quá trình phát triển, Nhà nước làm chủ hoàn toàn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ chủ động thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trên thực tế, việc kiên trì thống nhất quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân trong suốt thời gian qua đã tạo điều kiện để các ngành, lĩnh vực quan trọng của đất nước phát triển, trong đó có Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây cũng là nhân tố đảm bảo sự ổn định xã hội.

Việt Nam nằm trong vùng địa chính trị đặc biệt quan trọng của khu vực và thế giới, việc giữ vững an ninh quốc phòng là một trong hai nhiệm vụ chiến lược. Tư nhân hóa đất đai chúng ta không còn chủ động trong việc bố trí nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Tư nhân hóa đất đai là cội nguồn của bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo gay gắt, sẽ xuất hiện một lớp người trở nên đặc biệt giàu có vì sở hữu nhiều đất đai, một tài nguyên quốc gia quý giá và hữu hạn, đồng thời sẽ làm xuất hiện một tầng lớp nhân dân bị bần cùng hóa, những người đã đi theo Đảng làm cuộc Cách mạng tháng Tám với khẩu hiệu "Người cày có ruộng". Tư nhân hóa đất đai sẽ tước bỏ thành quả quan trọng nhất của nhân dân lao động, những người đã không tiếc xương máu để thực hiện nguyện vọng chân chính đó. Điều này không phải là mục tiêu của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

IV. Về điều 70 của Dự thảo

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp tục khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang trong bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ nhân dân. Chúng ta kiên quyết không thừa nhận quan điểm phi chính trị hóa lực lượng vũ trang vì điều đó đi ngược lại truyền thống gần một thế kỷ của lực lượng vũ trang Việt Nam, đi ngược lại những nguyên lý cơ bản về việc giành và giữ chính quyền của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là nòng cốt tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đánh thắng thực dân, đế quốc, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân mà chiến đấu và là một trong những nhân tố quyết định để Đảng ta lãnh đạo đất nước hoàn thành mục tiêu, lý tưởng của mình, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

(*): Tác giả hiện là Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ NN- PTNT

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm