| Hotline: 0983.970.780

Máy tuốt lạc đa năng

Thứ Tư 13/07/2011 , 11:52 (GMT+7)

Cây lạc được đưa vào máy theo chiều ngang, 1 giờ 2 lao động tuốt xong 1 sào lạc không có hiện tượng cuốn cây vào máy và tỷ lệ dập vỡ là không đáng kể.

Gần 1 năm trước tôi đã gặp anh nông dân Nguyễn Đức Thành khi anh cho ra đời những dàn sạ lúa hiệu Tuyết Thành, cũng là tên của Công ty TNHH Tuyết Thành do anh làm giám đốc.

Còn lần này gặp lại thấy anh đang trình diễn máy tuốt lạc đa năng tại xã Quang Tiến, Tân Yên, Bắc Giang. Sau khi tốt nghiệp Trường Công nhân kỹ thuật I Bắc Giang, Nguyễn Đức Thành đi sâu vào nghề cơ khí lĩnh vực máy móc sản xuất nông nghiệp. Sau khi thành lập Công ty TNHH Tuyết Thành tại thôn Cầu Thượng, xã Nhã Nam, anh Thành càng có điều kiện để thực hiện sở thích của mình. Và anh đã chế tạo ra nhiều loại máy móc từ máy thái rau lợn, máy thái sắn, máy tẽ ngô, dàn sạ lúa.

Với máy tuốt lạc bắt đầu từ năm 2008 anh sản xuất thử nghiệm chiếc đầu tiên. Anh Nguyễn Đức Thành kể: Năm đó có một nông dân ở xã Ngọc Thiện lên cho biết gia đình trồng 1 mẫu lạc nhưng tuốt mất nhiều công quá, thường 1 sào lạc thu 1 tạ củ, hai vợ chồng tuốt cật lực cũng mất 2 ngày, giá như có chiếc máy tuốt lạc thì hay quá, gia đình sẽ trồng hẳn 1 mẫu rưỡi.

Từ gợi ý của người nông dân đó, anh Thành suy nghĩ và sản xuất máy tuốt lạc. Anh cho thiết kế khung máy, lắp động cơ, 2 quả lô chạy ngược chiều nhau để tuốt quả lạc. Vụ lạc đông năm đó anh Thành đưa máy về nhà của anh nông dân xã Ngọc Thiện tuốt thử nhưng thất bại. Lại tìm tòi nghiên cứu và đầu năm 2009 chiếc máy tuốt lạc đã được hoàn thiện như ý muốn: Nhỏ gọn, trọng lượng 35kg, có thể chạy bằng máy nổ, mô tơ điện hoặc bằng động cơ xe máy.

Thử nghiệm tại huyện Yên Thế cây lạc được đưa vào máy theo chiều ngang, 1 giờ 2 lao động tuốt xong 1 sào lạc không có hiện tượng cuốn cây vào máy và tỷ lệ dập vỡ là không đáng kể. Giá một chiếc máy tuốt lạc nếu cả động cơ là 3 triệu đồng.

Sáng chế của Nguyễn Đức Thành lọt vào “mắt xanh” của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang và tháng 4/2011. Với sự trợ giúp của Hội Nông dân tỉnh, anh Thành tiếp tục cải tiến và hoàn thiện chiếc máy tuốt lạc. Sau hơn 3 tháng lao động cật lực Công ty Tuyết Thành cho ra đời chiếc máy tuốt lạc đa năng. Quả lô thì vẫn như trước nhưng cải tiến sàng rung lắc để tách lạc mẩy, lạc non và đất ra từng phần khác nhau. Máy được đặt trên khung sắt lắp bánh xe tiện cho việc di chuyển.

Ngoài ra nó còn được tích hợp thêm chức năng bơm nước, phát điện với giá thành mỗi chiếc máy gần 8 triệu đồng. Nhìn chiếc máy tuốt lạc đa năng hối hả nhận từng bó lạc được nhổ lên từ ruộng và chỉ sau 27 phút nó đã tuốt xong 6 thước lạc khiến ai nấy đều trầm trồ thán phục.

Ông Thân Đức Quỳnh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Yên cho biết: Tân Yên là 1 trong những huyện trồng nhiều lạc của Bắc Giang. Việc anh Nguyễn Đức Thành sản xuất ra chiếc máy tuốt lạc đa năng như thế này rất có ý nghĩa trong việc giảm vất vả cho bà con nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo thêm điều kiện để bà con nông dân mở rộng diện tích lạc trong những năm tới.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm