| Hotline: 0983.970.780

Mè đen có tác dụng hữu hiệu đối với các vấn đề về tiêu hóa

Chủ Nhật 30/07/2017 , 07:15 (GMT+7)

Mè đen (hay còn gọi là vừng đen) được xem như một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt.

09-03-21_trng_22
Theo y học cổ truyền, mè đen có tên thuốc là hắc chi ma

Hạt mè chứa khoảng 40 - 60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, canxi oxalat. Dầu mè chứa nhiều calo, a xít béo omega 3 và omega 6... có lợi cho tim mạch, tăng tuổi thọ. Mè đen và mè trắng đều tốt cho sức khỏe, nhưng đông y khuyến cáo nên dùng mè đen vì đây được xem như một vị thuốc.

Mè đen có tác dụng hữu hiệu đối với các vấn đề về tiêu hóa như nhuận tràng, trị táo bón, khó tiêu. Chọn mè tươi ngon tại nơi bán đáng tin cậy, về nhặt sạch rồi đãi qua với nước. Để ráo rồi cho vào chảo rang chín. Khi hạt mè phồng lên và nổ lách tách nghĩa là đã chín, lưu ý không để lửa lớn để tránh mè bị cháy. Đem xay nhuyễn rồi trữ trong hũ sạch để chế biến thành nhiều món ngon.

Cách thông dụng nhất là nấu chè mè đen. Mè đã chín và xay nhuyễn hòa với một ít nước lọc cùng với bột sắn dây hoặc bột nếp, cho lên bếp đun sôi, thêm một ít đường rồi nhấc xuống. Món này trị táo bón hiệu quả, có thể ăn một chén trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Theo y học cổ truyền, mè đen có tên thuốc là hắc chi ma. Từ thời danh y Tuệ Tĩnh đã dùng hạt mè đen sao cháy tán bột, mỗi lần uống 12g với ít rượu pha mật hoặc nước gừng để chữa đau lưng. Phụ nữ có thai sắp sinh con thường ăn chè mè đen để dễ đẻ; sau khi đẻ bị thiếu sữa, đem sao mè đen với muối giã ăn với cơm hàng ngày. Để chữa nhọt lở lâu ngày không liền miệng, lấy mè đen 20 - 30g sao cháy, giã đắp hàng ngày.

Mè đen làm thuốc bổ gân xương: hạt mè đen 300g đồ chín, phơi khô, sao vàng; lá dâu non 500g rửa sạch, phơi trong râm hoặc nắng nhẹ cho khô, vò nát bỏ cuống và gân lá, sấy khô. Tán 2 thứ riêng biệt, rây thành bột mịn, trộn đều, thêm dầu mật ong đánh nhuyễn thành khối bột không dính tay, làm viên khoảng 1g. Thuốc có màu đen, hơi mềm, vị ngọt, mùi thơm. Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn. Người lớn, mỗi lần 10 - 20g; trẻ em 5 - 10g.

Mè đen làm thuốc an thần: mè đen 40g rang chín; hạt đỗ đen 40g sao; hạt muồng 20g sao; lá vông 40g; lá dâu non 40g, lạc tiên 20g, vỏ núc nác 12g sao với rượu. Tất cả làm khô, giã nhỏ, rây bột mịn, thêm đường đủ ngọt luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.

Mè đen chữa táo bón: mè đen 300g rang chín, giã nhỏ, rây bột; lá cối xay 300g thái nhỏ, nấu với 2 - 3 lần nước rồi cô thành cao đặc. Trộn bột với cao, làm thành bánh 5g. Ngày dùng 2 bánh, hãm với nước sôi, uống sau mỗi bữa ăn. Hoặc mè đen 20g; sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm mỗi vị 16g; thạch hộc 12g. Tất cả phơi khô, sao vàng, tán bột, luyện với mật ong vừa đủ để làm viên, ngày uống 10 - 20g.

(Kiến thức gia đình số 29)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất