| Hotline: 0983.970.780

Mẹ già nuôi con nhiễm chất da cam

Thứ Sáu 11/01/2013 , 10:42 (GMT+7)

Ở tuổi “gần đất xa trời” nhưng bất hạnh vẫn đeo bám mẹ già 80 tuổi khi người con trai mắc bệnh tâm thần thường xuyên đập phá...

Ở tuổi “gần đất xa trời” nhưng bất hạnh vẫn đeo bám mẹ già 80 tuổi khi người con trai mắc bệnh tâm thần thường xuyên đập phá, la hét trở thành gánh nặng, bà vẫn chưa có một ngày được sống thanh thản. Đó là hoàn cảnh khốn khó của bà Bùi Thị Vê, ở thôn Na Dương, xã Hưng Đạo, Đông Triều, Quảng Ninh.

Con đường đất đỏ ngoằn nghèo dẫn chúng tôi đến căn nhà lụp xụp nằm dưới con dốc dài đầy sỏi đá. Căn nhà ẩm thấp chưa đầy 15 m2 bao năm qua vẫn gồng mình che mưa che nắng cho bà mẹ năm nay đã 80 tuổi nuôi người con bị nhiễm chất độc màu da cam mắc chứng bệnh tâm thần, suốt ngày gào thét, đập phá đồ đạc.

Bên trong căn nhà trống trải không có vật dụng gì đáng giá ngoài chiếc giường cũ nát, xung quanh vương vãi chằng chịt các sợi dây nối. Một người đàn ông mắt trừng trừng luôn miệng nói lảm nhảm rồi bất ngờ cười như nắc nẻ. Đó là anh Phạm Văn Sáng (38 tuổi), là người con trai thứ tư của ông Phạm Văn Khấn và bà Bùi Thị Vê. Sau khi sinh được hai người con, năm 1971, ông Khấn lên đường nhập ngũ, ông từng là trung đội phó ở chiến trường miền Nam, vì bị nhiễm chất độc màu da cam nên ông được phục viên. Sau đó một người con gái của ông bà đã mất khi vừa lọt lòng cũng vì nhiễm chất độc màu da cam. Đau xót hơn khi anh Sáng cũng nhiễm chất độc quỷ quái ấy, và sống ngây ngô như trẻ lên ba suốt 38 năm qua. Chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau vẫn còn đọng lại.

Nỗi đau ấy còn nhân lên gấp bội khi ông Khấn đột ngột qua đời, từ đó bà vừa làm ruộng, vừa tất tả chạy ngược chạy xuôi lo cho các con. Vất vả nuôi con trưởng thành, tưởng về già sẽ được đền đáp, phụng dưỡng nhưng bất hạnh vẫn cứ đeo bám bà mãi. Quệt vội dòng nước mắt, từng nếp nhăn xô lại trên khuôn mặt khắc khổ, bà nghẹn ngào nhớ lại: Năm 1974, khi mới sinh anh Sáng vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng càng lớn, càng thấy chẳng giống trẻ con hàng xóm, đặt đâu ngồi đấy, cho ăn gì thì ăn.

Đến tuổi nói, không thấy nói năng gì, cứ ú ớ kêu, khóc. Nhưng khi lớn lên, bệnh của anh càng nặng hơn. Có hôm, anh đập đồ đạc, rồi la khóc om sòm, ai động đến là nhảy vào cào cấu, đánh luôn cả người đó. Cũng như bao người phụ nữ khác, bà khao khát lắm một lần được nghe đứa con mình dứt ruột đẻ ra gọi một tiếng “mẹ”. Nhưng càng mong ngóng, càng không thấy đâu, anh Sáng chỉ đáp lại bà bằng cái nhìn ngây dại vô thức.

Mặc dù tuổi cao sức yếu, đôi mắt đã lòa nhưng hàng ngày bà vẫn “lọ mọ” dậy đi chợ nấu cơm rồi lại tất bật giặt giũ, dọn dẹp mọi thứ vương vãi sau trận “lôi đình” của người con tâm thần.

Bà Vê nghẹn ngào: “Mỗi khi nó lên cơn tâm thần thì dù trời rét hay nóng nó cũng xé hết quần áo đang mặc, rồi đập hết bát đĩa, vứt hết chăn ra ngoài sân. Có hôm tôi đi làm ruộng về muộn, mở cửa ra thì thấy mặt mũi nó máu me be bét, nó khó chịu trong người, không thấy tôi đâu thì cứ đập đầu vào tường chẳng biết gì cả”. Có hôm đang ăn cơm, anh nổi cơn bực tức rồi hất đổ hết mâm cơm đạm bạc, bà lại cặm cụi dọn dẹp rồi nấu cho con bát cháo, còn mình thì ăn củ khoai luộc cho xong bữa.

Họ hàng hai bên đều ở xa, đông con nhưng mỗi đứa đi một nơi mưu sinh, tất cả đều nghèo khó nên chẳng có gì giúp đỡ được mẹ già.Tuổi thanh xuân của bà đã giành hết để chăm lo cho số phận bất hạnh của anh Sáng. Giờ đây khi đã về già nhưng chưa có một giây phút nào bà không nghĩ đến tương lai của con. Hồi trẻ bà còn làm ruộng, rồi đi lên núi lấy củi về bán kiếm tiền nuôi con nhưng giờ đây khi đã già yếu, hai mẹ con chỉ còn biết trông chờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước hàng tháng.

Bà Nguyễn Thị Mùi, trưởng thôn Na Dương chia sẻ: “Gia đình bà Vê là gia đình chính sách và cũng là một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của địa phương. Lâu nay hai mẹ con bà Vê vẫn sống bằng số tiền trợ cấp ít ỏi của Nhà nước và hội từ thiện. Tuy nhiên, sức khỏe của bà Vê ngày càng già yếu không thể chăm lo cho cuộc sống. Rất mong các nhà hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ hai mẹ con vượt qua cơn khốn khó.”

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm