| Hotline: 0983.970.780

Mê mẩn lúa Nhật

Thứ Tư 15/04/2015 , 13:32 (GMT+7)

Mục tiêu tiến tới xây dựng vùng lúa chất lượng cao, vụ ĐX 2014-2015, Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn (Bình Định) phối hợp với Cty CP TCty Giống cây trồng - con nuôi Ninh Bình triển khai mô hình trình diễn 3 giống lúa thuần chất lượng cao, gồm 2 giống lúa Nhật Bản là PC26, DS1 và giống nếp thơm Hưng Yên tại HTXNN Hoài Mỹ.

1 m2 cho 1,2 kg lúa

Có thể nói, từ rất sớm, HTXNN Hoài Mỹ đã tiếp cận, đưa vào SX nhiều loại giống mới, chất lượng cao. Bởi lẽ, để hình thành vùng lúa chất lượng, HTXNN Hoài Mỹ phải luôn tìm tòi, chọn lọc, đưa về cho nông dân SX thử nhiều giống lúa mới có tiềm năng năng suất và chất lượng cao để lựa chọn đưa ra SX đại trà.

Vụ ĐX 2014-2015 vừa qua, qua hướng dẫn của ngành nông nghiệp tỉnh, HTXNN Hoài Mỹ phối hợp với Cty CP TCty Giống cây trồng - con nuôi Ninh Bình (Cty Ninh Bình) triển khai SX 5 ha lúa PC26, 5 ha lúa DS1 và 3 ha nếp thơm Hưng Yên.

09-04-26_2
Tham quan mô hình SX lúa PC26 tại Hoài Mỹ

Ông Trần Khánh Dư, Phó Chủ nhiệm HTXNN Hoài Mỹ bộc bạch: “Qua 2 năm làm ăn với Cty Ninh Bình với giống lúa Hoa Ưu 109, nông dân Hoài Mỹ đã “kết” lắm rồi. Bây giờ làm tiếp 2 giống lúa Nhật và 1 giống nếp thơm cũng do Cty này cung ứng, kết quả đã khiến nông dân càng kết hơn”. 

“Mục tiêu của chúng tôi là sẽ xây dựng tại Bình Định vùng nguyên liệu để cung ứng cho nhà máy chế biến gạo XK của Cty đang lắp đặt sắp đi vào hoạt động với công suất 40.000 tấn/năm. Thị trường XK chủ yếu của chúng tôi là các nước châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Đây là những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn rất khắt khe nên từ bây giờ chúng tôi cho SX trình diễn những giống lúa cho năng suất và chất lượng gạo cao để bà con làm quen dần”, ông Phạm Văn Quang, Phó TGĐ Cty CP TCty Giống cây trồng - con nuôi Ninh Bình cho biết.

Qua theo dõi SX, ông Văn Bá Du, Chủ nhiệm HTXNN Hoài Mỹ cho biết, canh tác giống lúa PC26 chẳng khác gì làm những giống lúa khác, nhưng cây phát triển vượt trội. Để đánh giá sự “lì đòn” của giống PC26, vụ ĐX này HTX bố trí SX một ít diện tích trên đất chua, bị nhiễm phèn nặng, nhưng lúa vẫn phát triển tốt như trên chân đất tốt.

Những diện tích được bố trí SX giống DS1 nằm sát núi, đất bạc màu nhưng lúa vẫn đẻ nhánh mạnh. Cả 2 giống PC26 và DS1 còn cho thấy đây là những giống lúa sạch bệnh, suốt quá trình SX không bị sâu bệnh gây hại nên giảm được rất nhiều thuốc BVTV.

Riêng giống nếp thơm Hưng Yên có đặc tính ưu việt là không bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông như các giống nếp địa phương. Khi trỗ thoát cổ bông, trỗ đồng bộ, lúa phơi bông chứ không giấu gié.

Đặc biệt, khi ruộng nếp thơm Hưng Yên trỗ đòng, hương thơm tỏa khắp cánh đồng. Tuy nhiên, dẫu thơm là vậy nhưng vẫn không bị các loài sâu “khoái thơm” như sâu cuốn lá tấn công.

“Tất cả 3 giống nói trên đều tỏ rõ nhiều tính ưu việt, nhất là về năng suất nhờ đẻ nhánh khá, số dảnh hữu hiệu cho bông cao, hạt xếp gối đạt từ 110 - 190 hạt/bông.

Với giống PC26, để đánh giá khách quan UBND xã Hoài Mỹ chỉ đạo Chủ tịch Hội Nông dân xã và 1 cán bộ gặt thống kê thực tế, kết quả cho thấy cứ 1 m2 thu hoạch được 1,2 kg lúa, năng suất bình quân ước tính 92 tạ/ha.

Năng suất lúa DS1 có kém hơn nhưng cũng đạt gần 90 tạ/ha. Riêng giống nếp thơm Hưng Yên năng suất chỉ đạt 70 tạ/ha, nhưng vẫn thuộc nhóm lúa năng suất cao ở Hoài Mỹ và cho hiệu quả chẳng kém vì bán được giá cao”, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ đánh giá.

Lợi đôi bề

Nông dân Mai Văn Công (60 tuổi) ở thôn Định Trị, xã Hoài Mỹ làm 3,5 sào giống lúa PC26 và 1,5 sào nếp thơm Hưng Yên cho biết: “Tui đã từng SX nhiều giống lúa mới, năng suất cao, sạch bệnh nhưng chưa bao giờ được tiếp cận những giống “đã” như PC26 và DS1, chúng hội tụ đủ mọi ưu điểm.

09-04-26_1
Lãnh đạo Cty Ninh Bình, Chi cục BVTV Bình Định và Phòng Kinh tế Hoài Nhơn kiểm tra lúa DS1 tại Hoài Mỹ

Riêng giống nếp thơm Hưng Yên năng suất chỉ cho đạt 70 tạ/ha, nhưng so với các giống nếp địa phương như thế là đã vượt trội. Lúa thu vào đã nhiều, Cty lại bao tiêu sản phẩm với giá cao nên nông dân rất phấn khởi”.

Theo nông dân Mai Văn Công, với 2 giống lúa Nhật, Cty Ninh Bình thu mua lại toàn bộ sản phẩm với mức quy đổi 1 kg bằng 1,3 kg, với giống nếp thì được quy đổi 1 kg bằng 1,5 kg theo giá thị trường.

 “Sau khi thu hoạch, nông dân bọn tui tính toán kỹ lưỡng thì thấy cả 2 giống lúa Nhật và giống nếp thơm Hưng Yên đều cho thu nhập cao. Với giống lúa PC26 thì cho lãi 830.000 đ/sào, giống DS1 cho lãi 700.000 đ/sào và giống nếp thơm Hưng Yên dù năng suất đạt kém hơn nhưng cho lãi cao nhất, 870.000 đ/sào. Đó là mới tính trên thực tế, nếu tính cả mức quy đổi thì mức lãi còn cao hơn”, ông Công nói.

Trước kết quả khả quan của mô hình trình diễn 3 giống lúa mới tại HTXNN Hoài Mỹ, ông Nguyễn Chí Công, Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn phấn khởi: “Tiếp cận được những giống lúa thuần mà cho năng suất cao và chất lượng lúa tốt như 2 giống lúa Nhật PC26, DS1 và giống nếp thơm Hưng Yên chúng tôi rất mừng, bởi đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng cánh đồng lúa chất lượng tại xã Hoài Mỹ”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm