| Hotline: 0983.970.780

Me ngọt trên vùng hạn, mặn

Thứ Sáu 15/04/2011 , 10:47 (GMT+7)

Các tỉnh ven biển ĐBSCL, từ Long An, sang Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh trải dài tới Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau qua Kiên Giang nơi đâu cũng thấy bóng dừa, cây dừa nước, tre, trúc, me… Trong đó cây me chua vùng Gò Công (Tiền Giang) và nhiều tỉnh ven biển mỗi khi tới mùa thu hoạch làm me muối bán đi khắp vùng và còn xuất bán sang Campuchia.

Những năm gần đây có một số nông dân ở Mỹ An, huyện Kế Sách và huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) lại trồng me ngọt thành công, thu hiệu quả kinh tế cao.

Trên vùng đất khô hạn, mặn thường xâm nhập sớm, thiếu nước ngọt tưới và phải phụ thuộc vào mùa mưa nên một số nông dân ở Mỹ Xuyên không trồng cây có múi mà chọn trồng me ngọt. Bà Tuyến, một chủ vườn hơn 2 ha tại Mỹ Xuyên trồng 255 gốc me ngọt. Đây là giống me có gốc từ me chua ghép với giống me ngọt Thái Lan, mua từ một công ty giống tại TP HCM. Trồng sau 4 năm, me bắt đầu cho tán rộng, ra hoa đậu trái. Nếu trồng chăm sóc tốt, me ngọt cho năng suất bình quân từ 80-100kg/cây.

Me ngọt chín bán tươi có lợi thế tiêu thụ tại chỗ với nhu cầu lớn. Thương lái tới vườn mua 40.000đ/kg, bán lẻ tại chợ 60.000-80.000đ/kg, giá đắt gấp 2-3 lần me ngọt sấy khô từ Thái Lan đưa sang. Quả là một nguồn lợi không nhỏ mà không phải nhà vườn nào cũng để mắt tới.

Nông dân trồng me ngọt cho biết, nếu muốn me cho năng suất cao cần có tác động thêm các biện pháp kỹ thuật, phun chất dưỡng trái để trái duỗi thẳng, nở đầy đặn; bón phân NPK để me to trái và bón vôi để ngừa không nứt trái. Tới khi vào giai đoạn trái già thì bón thêm kali để trái me thêm ngọt.

KS Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Sóc Trăng nói: Me là giống cây trồng có đặc tính bán hoang mạc, khả năng chịu mặn rất tốt, cho trái tốt hơn cả ở vùng có nước ngọt đầy đủ. Me thụ phấn chéo, vì vậy khi di chuyển giống không dùng hạt mà phải chọn giống cây có phẩm chất tốt ghép với gốc cây me chua. Cây me thích nghi ở vùng đất ven biển, đất pha cát và đặc biệt thích ứng thời tiết khô hạn. Nông dân trồng me vào mùa khô không cần phải lo nước tưới. Đây là cây trồng có khả năng đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho nhà vườn.

TS Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Đa dạng Sinh học Hòa An (Đại học Cần Thơ) cho rằng: Vùng ven biển ĐBSCL ảnh hưởng bởi thủy triều biển Đông và triều biển Tây khác nhau. Bao đời cây tự nhiên vùng nào cũng có. Ông bà ta thường nói: “Mặn tràn một năm nghèo ba năm”. Nhưng có vùng bị mặn xâm nhập cũng không sao là do điều kiện hạ tầng và cây bản địa có sẵn. Me ngọt nằm trong số cây trồng hiệu quả đó.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.