| Hotline: 0983.970.780

Méo mặt vì mưa trái mùa

Thứ Ba 27/03/2012 , 16:52 (GMT+7)

Những cơn mưa trái mùa liên tục đổ xuống đúng thời điểm ĐBSCL thu hoạch rộ lúa ĐX, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt vì không thể cắt bằng máy.

Những cơn mưa trái mùa liên tục đổ xuống đúng thời điểm ĐBSCL thu hoạch rộ lúa ĐX, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt vì không thể cắt bằng máy. Người nuôi tôm thì lao đao vì tôm chết do bị sốc môi trường.

Tốn tiền tỷ rút nước cứu lúa

Huyện Hòn Đất là địa phương có diện tích SX lúa lớn của tỉnh Kiên Giang với trên 74.000 ha, chiếm hơn 1/4 diện tích toàn tỉnh. Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch rộ nên nhu cầu công cắt tăng rất cao.

Ông Cao Minh Trung, Phó phòng NN- PTNT Hòn Đất cho biết, đến nay nông dân trong huyện mới thu hoạch được khoảng 34.000 ha lúa ĐX, còn lại 40.000 ha sẽ thu hoạch dứt điểm trong 1- 2 tuần tới. Năm nay nhiều cơn mưa trái mùa  àm cho lúa bị đổ ngã, nông dân phải rút nước để thu hoạch, làm tăng chi phí SX. Theo ước tính, toàn huyện Hòn Đất đã có khoảng 20.000 ha lúa bị mưa trái mùa bị đổ ngã, thu hoạch bằng máy gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó công thu hoạch tay lại rất hiếm.  

Mưa trái mùa làm nhiều diện tích lúa ở Hòn Đất đổ rạp, nông dân phải mướn thợ cắt bằng tay với chi phí rất cao

“Do phải đóng hệ thống cống nhằm giữ nước ngọt phục vụ  nhu cầu SX đã làm mực nước trong kênh mương luôn cao hơn mặt ruộng từ 20- 30 cm. Toàn huyện có 22.000 ha ở phía Nam quốc lộ 80 thuộc địa bàn các xã, thị trấn như: Mỹ Lâm, Sơn Kiên, Sơn Bình, Thổ Sơn, Bình Sơn, Bình Giang, Sóc Sơn, Hòn Đất bị ảnh hưởng. Nông dân phải dùng máy bơm rút nước cứu lúa, nhất là sau những cơn mưa trái mùa, mỗi ha tốn từ 500.000- 700.000 đồng. Chỉ riêng khoản tiền này nông dân trong huyện đã tốn hơn 11 tỷ”, ông Trung cho biết.

Mấy ngày nay gia đình ông Trần Văn Thiện, ở xã Sơn Kiên, Hòn Đất phải chạy đôn chạy đáo kiếm thợ gặt để thu hoạch 2 ha lúa đã bị mưa làm đổ rạp. Ông Thiện cho biết: “Lúa đứng thu hoạch bằng máy chỉ tốn 200.000 đồng/công. Lúa bị đổ ngã lên đến 400.000 đồng/công mà nhiều chủ máy vẫn không chịu cắt do lúa nằm sát đất, thu hoạch tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, tôi buộc phải kiếm thợ cắt tay nhưng rất hiếm vì phần lớn lao động nông thôn đã đi các thành phố làm công nhân. Hiện giá cắt tay đã lên tới 700.000 đồng/công nhưng kiếm cũng không ra”.

Theo ông Dương Huy Bình, Chủ tịch UBND xã Sơn Kiên thì đến nay nông dân trong xã mới chỉ thu hoạch được khoảng 2.000/4.872 ha lúa ĐX. Những ngày qua, trời liên tục có mưa trái mùa đã làm nhiều diện tích lúa đổ, gây khó khăn cho công tác thu hoạch. Không chỉ công cắt tăng cao mà thất thoát trong khâu thu hoạch cũng rất lớn. Nếu lúa đứng, thu hoạch bằng máy thì thất thoát chỉ khoảng 3- 5%, còn lúa bị đổ ngả phải trên 10%. Nếu thu hoạch bằng tay thì thất thoát còn cao hơn.

Nuôi tôm lao đao

Diễn biến thời tiết bất thường đang làm cho người nuôi tôm ở ĐBSCL rất lo lắng. Ông Nguyễn Văn Thương, đang nuôi 4 ha tôm quảng canh ở xã Thuận Hòa (An Minh) cho biết: “Hiện đã vào mùa khô nhưng trời lại liên tục có mưa, nhiều trận mưa rất lớn. Trời đang nắng nóng mà mưa đổ xuống làm nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến tôm bị sốc môi trường, rất dễ xảy ra dịch bệnh chết hàng loạt. Hơn nữa, nước mưa còn làm giảm độ mặn, thay đổi độ PH… khiến người nuôi tôm phải tốn chi phí xử lý nước”.

Người nuôi tôm tạt thuốc xử lý môi trường nước sau những cơn mưa trái mùa

Theo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang, thời gian qua trên địa bàn các huyện An Minh, Vĩnh Thuận… đã xuất hiện tình trạng tôm nuôi bị chết rải rác. Tôm chết hầu hết không có biểu hiện đặc trưng, màu sắc bình thường, các bộ phận phụ trên thân còn nguyên vẹn. Phần lớn tôm chết xảy ra nhiều ở giai đoạn trên 1 tháng tuổi và chết rải rác, liên tục trong ruộng nuôi. Một số tôm chết có biểu hiện bỏ ăn (không tìm thấy thức ăn trong ruột), thịt mềm, không đầy vỏ, một số con có dấu hiệu gan tụy bị nhũn và nhiễm bệnh còi (bệnh MBV).

Trước tình hình tôm chết nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả và bệnh có khả năng lây lan ra diện rộng, Chi cục đã khuyến cáo người dân phải cải tạo ao thật kỹ trước khi thả nuôi, chọn con giống có chất lượng (có qua kiểm dịch) và phải quản lý tốt môi trường nuôi trong suốt vụ.

Ông Trần Chí Viễn, PGĐ Sở NN- PTNT Kiên Giang cho biết, đến thời điểm này nông dân trong tỉnh đã thả nuôi được gần 80.000/86.500 ha tôm nước lợ, trong đó diện tích tôm- lúa là 65.000 ha, còn lại là tôm nuôi công nghiệp và quảng canh cải tiến.

Mặc dù ngành đã khuyến cáo nhưng một số hộ dân vẫn cố tình thả nuôi tôm trước lịch thời vụ cả tháng trời. Nên khi thời tiết có biến động, nhất là gặp mưa trái mùa, chênh lệnh nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn dẫn đến tôm bị sốc môi trường, bệnh cơ hội phát sinh làm tôm bị chết.

Theo ông Viễn, để vụ nuôi tôm 2012 đạt hiệu quả nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ, làm đúng các quy trình kỹ thuật được khuyến cáo của ngành chuyên môn. Nên thường xuyên thăm đồng, kiểm tra các yếu tố môi trường sau các trận mưa để có hướng xử lý thích hợp, tránh tình trạng tôm bị sốc do môi trường thay đổi đột ngột.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm