| Hotline: 0983.970.780

Mệt mỏi nhưng hi vọng

Thứ Năm 21/04/2011 , 10:55 (GMT+7)

Tổng cộng có 9 thành phố trong vòng bán kính 20 km của lò phản ứng Fukushima...

Tổng cộng có 9 thành phố trong vòng bán kính 20 km của lò phản ứng, bao gồm cả  Odaka, Namie, Futaba và Tomioka, đã phải chịu ảnh hưởng hạt nhân. Hàng chục ngàn người đã được sơ tán và hiện đang sinh sống tại nơi trú ẩn tạm thời bên ngoài vùng nguy hiểm. Một số người đã thuê nhà xa khu vực bị phóng xạ. Không ai biết khi nào họ sẽ phải sống trong khu vực sơ tán một lần nữa.

Phóng xạ lan nhanh từ nơi này sang nơi khác. Nếu một người tiếp tục sống trong tình trạng bức xạ cao như thế sẽ không khác gì một người phụ nữ mang trong mình rất nhiều khối u nguy hiểm. Mức độ phóng xạ cao hơn còn được phát hiện ở những thành phố khác gần lò phản ứng hơn.

Tsuneyasu Satoh chăm chú theo dõi mức độ bức xạ được thông báo trước khi mạo hiểm trở về ngôi nhà của mình. Satoh là nhân viên trong nhà máy điện hạt nhân nên ông có thiết bị cá nhân theo dõi mức bức xạ tại đây. Ông làm chủ một Cty nhỏ với 10 thành viên, phục vụ cho ngành tiện ích khổng lồ TEPCO, đơn vị đang điều hành nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ Fukushima. Là một người điều hành cần cẩu, công việc của Satoh là phải thay thế nhiên liệu trong các lò phản ứng Fukushima.

Cuộc sống của ông phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà máy điện hạt nhân, nhưng bây giờ ông lại là một trong những người đầu tiên đã quyết định từ bỏ ngôi nhà của mình vì những điều tốt đẹp hơn. Ông phát biểu về TEPCO rằng: “Họ không thể kiểm soát được mọi thứ. Có quá nhiều chất phóng xạ sẽ bị phát thải đến nỗi con người không thể sống ở đây thêm nữa trong vòng hai năm tới”.

Satoh cũng đưa ra nhận định, người dân chỉ có thể cảm nhận được sự an toàn ở nơi đây một khi các lò phản ứng đã được bê tông hóa. Ông đã nói chuyện với hàng xóm của mình và những người quen biết cũng đang phải chạy trốn khỏi khu vực bị giới nghiêm. "Họ nghĩ rằng, họ sẽ có thể trở lại trong một vài tháng"- ông nói. Hiện tại Satoh và vợ của ông đang có kế hoạch chuyển đến một căn hộ nhỏ đã thuê ở Tokyo, nơi con gái của họ đang học giáo dục thể chất.

Vợ ông Sayoko, 53 tuổi, trông mệt mỏi và kiệt sức. Bà lưu giữ “cuốn nhật ký” về cuộc phiêu lưu của gia đình trong thời gian qua trên điện thoại di động. Bốn tuần trước, khi các quan chức yêu cầu rời đi, họ chỉ nghĩ đơn giản rằng, mình sẽ chuyển sang ngôi làng bên cạnh cho đến khi không còn khí ga độc hại nữa. Sau khi sống cùng với bạn bè trong một thời gian, họ bắt xe buýt lên Tokyo. Dần dần họ đã đi đến quyết định sẽ từ bỏ ngôi nhà cũ của mình tại Odaka.

Tình người trong hoảng loạn

Emiko Morikawa, 45 tuổi, đã mất tinh thần bởi những ngày cô sống tại nơi trú ẩn khẩn cấp. Cô đang ngồi với đứa con gái 18 tuổi và người mẹ đã 82 tuổi của cô trên sàn của một phòng tập thể dục ở Minamisoma - một thành phố lớn nhất gần khu di tản. Họ trải thảm và đắp chăn ngủ ngay trên sàn nhà.

Trước khi sự cố lò phản ứng xảy ra, Morikawa là một thủ thư tại Namie - một thị trấn chỉ cách nhà máy điện khoảng 10 km. Những người lính trong trang phục bảo hộ đã đến đón cô vào chiều ngày 12/3 (một ngày sau thảm họa). Morikawa chia sẻ: “Khi nhìn thấy họ chúng tôi đã rất hoảng loạn và sợ hãi”. Nhiều người dân Namie đã lái xe ra khỏi nơi nguy hiểm. Những người lính đã nói với gia đình Morikawa rằng, họ chỉ có 4- 5 tiếng đồng hồ để thu dọn đồ đạc trước khi xe buýt tới đón họ. Morikawa nói: “Thảm họa đã không xảy ra với tôi nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ quay trở lại nơi này nữa, tất cả những gì tôi làm bây giờ là thu dọn toàn bộ đồ đạc trong nhà”.

Kể từ ngày đó, mọi người đã và đang chờ đợi chính phủ mở lại các khu vực bị cấm. Bà mẹ của Morikawa đang ngồi trên những chồng chăn, bà không nói về bất kỳ chuyện gì ngoài việc ca ngợi thực phẩm và những con người thân thiện tại nơi trú ẩn, và bà nói rằng, bà rất biết ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, bà cho biết thêm, bà chỉ có một tâm nguyện là: “Tôi muốn được về nhà”.

Âm thanh của tiếng chuông vang lên trong phòng tập thể dục báo hiệu rằng, đồ ăn sắp được phân phát. Bữa ăn của ngày hôm nay là thịt cà ri. Gần 100 người đứng xếp hàng chờ đợi, có cả những người già đã bước sang tuổi 80 và những ông già chống gậy xếp hàng để chờ đến lượt mình nhận lương thực. Và thật may mắn cho họ khi mà ở đó không có sự chen lấn hay xô đẩy nào cả.

Thành phố chết hiện hình

Mới đây, chính phủ Nhật Bản đã nâng mức độ nguy hiểm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima lên cùng mức với thảm họa Chernobyl. Trong nhiều thập kỉ qua, Chernobly được coi là vụ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử. Nhưng cho đến những ngày gần đây, nó đã không còn giữ vị trí độc tôn thêm nữa. Việc tăng mức độ nguy hiểm của thảm họa hạt nhân Fukushima lên tới mức 7, mức cao nhất của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và đặt nó ngang hàng với vụ nổ lò phản ứng ngày 26/4/1986 ở Ukraine khiến 31 người chết ngay khi tiếng nổ phát ra, 50 người chết do phơi nhiễm xạ trực tiếp, 93.000 người đã chết do nhiễm xạ gián tiếp sau đó.

Minamisoma nổi tiếng với lễ hội đua ngựa truyền thống, và toàn bộ khu vực đã được biết tới với một vẻ đẹp tự nhiên, những làng mạc nhiều núi đồi và cả những bờ biển quanh co. Nhưng tất cả chỉ còn là quá khứ. Hiện tại, các cơ quan tại Minamisoma đã thiết lập một trung tâm thiên tai trên tầng thứ tư của hội trường thành phố. Abe Sadayasu cũng như những nhân viên khác của đội quản lý cuộc khủng hoảng, ông đang mặc chiếc áo bảo hộ. Ông đọc các số liệu đã được thống kê trong cuộc thảm họa tại địa phương: 1.400 người chết và mất tích; 1.800 ngôi nhà bị hư hỏng nặng. Trong số 71.000 sống tại Minamisoma thì có tới 50.000 người đã phải di dời tới nơi khác.

Trong vài ngày ở Minamisoma đã không có xăng dầu, tình trạng thiếu nước xảy ra và đặc biệt không đáp ứng được nhu cầu lương thực tại đây. Hiện tại, một vài siêu thị, trạm xăng và một khách sạn đã được mở cửa trở lại nhưng các ngân hàng và bưu điện vẫn còn trong tình trạng bị đóng cửa. Thành phố nằm bên ngoài khu di tản nhưng lại nằm trong khu vực cách lò phản ứng 30km. Chính phủ cũng đã khuyến cáo người dân nên di tản xa hơn khu vực này.

Mặc dù trong một số trường hợp, mức độ phóng xạ có thể lan tới các khu vực khác thậm chí mức độ phóng xạ còn cao hơn cả ở Minamisoma, nhưng nhiều người đã bỏ chạy tới những khu vực này. Những cơn gió thổi qua đâu sẽ làm lây lan các chất phóng xạ tới đó. Hai bệnh viện của thành phố đã đóng cửa nhưng một vài bác sỹ đã mở lại phòng làm việc của họ. Lực lượng quân đội đang cung cấp cho cư dân đồ ăn và thuốc uống. (Còn nữa)

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất