| Hotline: 0983.970.780

Miền gió hoang ngát hương

Chủ Nhật 11/06/2017 , 09:01 (GMT+7)

Chớm vào đất Khánh Hòa, xe chúng tôi bất ngờ va vào Đèo Cả, với cảm giác lạnh gáy. Bên phải là núi cao dựng đứng. Phía trái là vực sâu, thi thoảng cung đèo mới mon men mép biển. 

Những cánh chim biển bay rào rạt bung qua đèo rồi rang họng kêu chí chóe. Hơn 10 cây số tôi vừa thở vừa nhấn ga con xe phì phò vượt lên phía trước…
 

Nghe gió Tu Bông

May mà dưới chân Đèo Cả, miền cát trắng Đại Lãnh đẹp rỡ ràng làm chúng tôi xả được chút căng thẳng. Sau đó chúng tôi lại lên đường hướng về Nha Trang. Có người cảnh báo, phía trước có eo gió Tu Bông dễ bị lật xe lắm, hãy đi chậm lại. Thì ra sau hiểm họa của vực sâu, chúng tôi lại gặp một miền gió hoang dại đe dọa.


 

Tôi vừa đi vừa rón rén điều khiển tốc độ xe theo chiều nắng và gió miên man từ biển thổi vào. Bên phải, san sát những đỉnh núi cao, một mạch nối dài của dẫy Trường Sơn. Dẫy núi như một thành lũy dằng dặc trong màn sương. Tôi bỗng thấy cảnh sắc thơ mộng. Bờ biển và cát trắng trải xa tít tắp cùng sóng vỗ liên hồi ném những quả bóng nước lên cao. Tôi bất ngờ huýt sáo. Một giai điệu quen thuộc về đất nước. Một cô bé cũng thích thú hát theo: “Đường ta đi dài theo đất nước…Ôi non xanh nước biếc. Núi cao cao mây trắng giăng thành…”.

Bất ngờ có người báo hãy nhìn về phía trước. Cẩn thận! Tôi giật mình sang số xe vì nhìn thấy hàng cây ngả nghiêng cành lá. Luồng gió thổi mạnh ngược về phía chúng tôi. Những cành cây tựa như muốn vẫy chào những người bạn mới đã bắt đầu vào vùng gió gào từ phía tây Trường Sơn thổi thốc ra biển. Người dẫn đường nói, xe đang đi vào vùng thung lũng gió Tu Bông, thuộc bốn xã của huyện Vạn Ninh. Đây là eo gió đổ xuống từ dẫy núi Đồng Cọ, Núi Xá và Hoa Sơn...

Xe chúng tôi đi như rùa bò trên con đường nhựa trơn vì cát vù vù bay qua. Gió rít lên từng cơn như trẻ con gào khóc: Tu Oa…tu oa…tu oa…! Tựa dàn đồng ca thê thảm cùng vạt cỏ lau rạp đổ bên đường. Tôi bỗng nhớ đến những câu thơ mà nữ sĩ Lê Khánh Mai viết về quê hương mình: “Xa hai mươi năm giờ trở lại Tu Bông. Tôi đâu ngờ quê tôi nhiều gió thế. Gió đầy ắp trong căn nhà của mẹ. Giật mái tranh nghèo. Giằng cây trái vẹo nghiêng. Lúa xác xơ oằn rạp trên đồng. Con gái Tu Bông suốt ngày tóc rối”. Quả đúng như eo gió lớn này từ xưa đã đi vào ca dao gắn bó với cuộc sống gian khó của con người nơi đây: “Gió đâu bằng gió Tu Bông. Thương ai bằng thương cha thương mẹ thương chồng thương con”.

Có đi qua, mới thấu cảnh cây cối, đồng ruộng bị gió Tu Bông dày vò. Người dẫn đường kể, gió Tu Bông thổi quanh năm. Từ tháng chín, vượt qua cái tết cho đến tháng ba năm sau, Tu Bông thốc lạnh vì gió Bấc. Thời gian còn lại là gió Lào nóng bỏng. Chúng tôi đang đi vào đúng mùa gió “Động tố” cuối xuân. Gió thổi suốt ngày đêm. Từng đợt kéo dài. Nhiều người đi xe đạp nếu không tránh kịp luồng gió đều bị bay lên cao gặp tai nạn nguy hiểm. Còn ai đi xe máy cũng không thể vững tay lái vì gió cấp 8 đến cấp 10 quật đổ cả người lẫn xe.

Tôi rờn rợn khi nhìn thấy những tàu chuối te tua, hoa quả rụng đầy gốc. Những vạt cỏ lau bị gió bứt gãy bay vụt lên cao làm tối sầm đường đi cùng với cát bay ràn rạt. Mấy chiếc xe ngựa phải nép vào mái hiên nhà bên đường tránh gió. Ấy là chưa kể nếu trên dẫy núi phía tây bắc Tu Bông mà có mây đen kéo đến, thì ắt bị gặp mưa to xối rát mặt người. Nhiều xe ô tô đi xuôi chiều gió cũng bị chệnh choạng vì gió mạnh thúc phía sau. Gió rít liên hồi tựa con rồng gió muốn cuốn tất cả ra biển khơi.

Thật may, khi chúng tôi tới thị trấn Vạn Giã gần mép biển, mới tìm được chỗ né cơn bão gió. Cả đoàn thở phào. Ai nấy đều dụi mắt vì cát phủ đầy mặt. Khi đến đây tôi mới hay vì sao dân ở đây có câu hát ru: “Bước lên Đèo Cả. Trông vào Vạn Giã, Tu Bông. Biết rằng cha mẹ đành không?. Anh chờ em đợi uổng công hai đàng”. Đó là câu chuyện tình không tới của những đôi trai gái sống ở đây, bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cách trở khôn lường.
 

Thơm hương Vạn Giã

Một buổi tối no nê gió và sóng biển tại cửa biển Vạn Giã. Lúc này, người dẫn đường mới cho chúng tôi biết, trước kia thiên nhiên còn hoang vu, eo gió Tu Bông còn có nhiều cọp săn mồi. Lắm khi chúng còn phủ phục bên chùa nghe sư gõ mõ đến lúc ngủ rũ vì đói mồi. Nhưng giờ đây, sau khi người ta xây hồ chứa nước Hoa Sơn, với 20 triệu mét khối nước để cung cấp cho đồng ruộng, thì không còn thấy hổ báo về nữa. Chúng trở lại sơn cùng thủy cốc săn hươu nai, bên phía tây Trường Sơn.

Người ta nói những con hổ hay ngồi chờ mồi bên gốc cây Dó Bầu. Chúng biết rằng nhiều người đi kiếm Trầm Hương, hay Kỳ Nam đều tìm đến những nơi hoang dã nhất trên núi. Nhất là ở những độ cao chừng 600m những cây Dó Bầu mấy chục năm thường sinh Trầm. Có những người đi “Địu” (tìm Trầm Hương hay Kỳ nam) thường nghĩ những vết thương mưng mủ của cây tạo Trầm, do chính hổ đói gặm nát mà nên. Những u bướu trên thân, hay gốc cây Dó Bầu xùi nhựa thơm lên thành mô, vì bị cào rách hay cắn vỡ mà thành. Đó chính là những cục nhựa dầu Dó Bầu tụ lại tạo Trầm hay Kỳ thơm ngát.

Thông thường, những người đi “Địu” phải mò mẫm rất sâu trong rừng điệp trùng, mới có thể phát hiện ra Trầm hương. Họ đi cả tuần, thậm chí suốt tháng may mới tìm được. Không những đói rét và gặp rắn rết cùng hổ báo dữ tợn. Thường dân đi tìm Trầm phải ngậm “Ngải” để tránh hắc khí hay đói rét trong rừng xanh nước độc. Dân gian có câu “Ngậm ngải tìm Trầm” là vì vậy. Có thể nói họ là những dũng sĩ can trường bắt chấp hiểm nguy để khám phá chân trời mới.

Tất nhiên, đó chính là những mỏ vàng vô giá, gắn với sự khao khát đổi đời của con người. Họ sẵn sàng đối phó tất cả. Để nhận được niềm hạnh phúc họ phải lao vào cuộc chiến dữ dội, không những đối với thiên nhiên khắc nghiệt và hiểm nguy rình rập, mà còn phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt của chính con người. Đó là một cuộc chiến không khoan nhượng. Không ít người đã đổi đời trở thành tỷ phú khi bắt được những khối Kỳ Nam cổ quái.

Theo như ông chủ hàng Vạn Giã kể, một cân Trầm Hương loại một bán được 25 triệu, còn Kỳ Nam (quý hơn Trầm Hương) thì 50 triệu một cân. Ông nhấn mạnh đó chỉ là loại thông thường, nếu ai vớ được loại Kỳ Nam cổ “Bạch” thì ăn đứt hàng tỉ đồng một cân.

Xứ rừng Dó Bầu Vạn Giã xưa nổi tiếng khắp thế giới về chất lượng Trầm Hương và Kỳ Nam tự nhiên lâu năm. Dân đây ai cũng thuộc câu ca dao: “Cây quế thiên thai mọc ngoài khe đá. Trầm nơi Vạn Giã hương tỏa sơn lâm”. Tiếng vang về Hương Trầm nơi đây, cùng với một số khu rừng gần biển khác đã tạo nên vùng đất thiên đường giầu có. Câu truyền trong dân gian vẽ lên bức tranh thơ mộng: “Khánh Hòa là xứ Trầm Hương. Non cao biển rộng người thương thì về”.

Sau tuần trà, ông chủ quán Vạn Giã nở nụ cười hể hả nói, giờ đây dân đi “Địu” ít hơn, vì đã xuất hiện nhiều khu rừng trồng Dó Bầu của những ông chủ đấu thầu. Cuộc phiêu lưu của họ dần đạt kết quả, với những kỹ nghệ tạo Trầm Hương, sau dăm mười năm trồng cây. Không ít những người thường đi “Địu” trước đây đã trở thành công nhân tạo Trầm cho những xí nghiệp trồng Dó Bầu. Tuy vậy, thứ hàng nhân tạo này tuy ăn bớt được thời gian tạo Trầm, nhưng lại kém Hương tự nhiên. Nên giá của chúng cũng bình dân theo thị trường. Thương lái thường mua với giá bèo, từ 1,5 triệu đến 2 triệu một cân. Còn mơ đến việc công nghệ tạo Kỳ Nam thì không bao giờ có được.

Chính vì thế những cuộc phiêu lưu của dân đi “Địu” vẫn luôn luôn ẩn giấu với giấc mơ Kỳ Nam cổ quái, để trở thành tỷ phú không bao giờ dứt. Họ là những người tràn đầy khát vọng làm giầu và bắt chấp mọi hiểm nguy trong cuộc cạnh tranh khốc liệt nơi rừng sâu nước độc. Họ đúng là những con người kỳ quái nhất hành tinh này. Bởi có người đã rơi xuống vực hoặc sập bẫy săn chết mất xác. Hay có người đã từng lạc rừng, sống hoang dã trong sâu thẳm Trường Sơn và trở thành người “nguyên thủy”, ăn lông ở lỗ, làm bạn với sói gấu, hùm beo…
 

Lời thánh Po Nagar

Khi về đến Nha Trang, dư âm về câu chuyện gió Tu Bông, Trầm Hương vẫn còn quanh quẩn đâu đây. Chính trên ngọn núi của vùng rừng Vạn Giã vẫn còn đó ngôi đền thờ thánh Po Nagar người Chăm.

10-33-00_trng_20_1
 

Truyền thuyết nói Thánh bà sinh thời sống nhờ nhập thân và một cây Kỳ Nam trôi nổi đó đây để đi tìm hạnh phúc. Tuy cho đến nay, ai cũng biết rõ Trầm Hương và Kỳ Nam là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây Dó Bầu, nhưng trong đời sống tâm linh cả ngàn năm qua đều coi Thánh bà Po Nagar là nữ thần sinh ra cây Trầm Hương, loại cây hương liệu quý của Chăm xưa. Chính vì lẽ đó, những người đi tìm Trầm trước khi vào rừng bao giờ cũng phải thắp hương lễ Bà, tại chân núi Hoa Sơn, cầu mong gặp may mắn và giầu có trở về.

Ở thành phố Nha Trang không ai không thuộc câu ca dao: “Nhắn ai viếng cảnh Nha Trang. Muốn tìm dấu cũ thì sang Tháp Bà…”. Tôi bỗng mơ về ngày xưa cách đây ngàn năm, một tiên nữ xinh đẹp bồng bềnh với mái tóc ngát hương hiện ra từ khúc gỗ Kỳ Nam, hát ca dệt vải. Không ngờ Thái tử Chăm đã lén giấu khúc gỗ kia đi, tiên nữ không còn chỗ nương náu, đành ở lại nép trong vòng tay người yêu. Từ đó cây Kỳ Nam nức hương mái tóc của tiên nữ lan tỏa khắp vùng. Trong các bài cúng của các thầy người Chăm ở đây đều vinh danh nữ thần Po Nagar, không những là Thần Mẫu, tạo lập ra xứ sở và vạn vật ở đất Khánh Hòa, mà còn là thần Mẹ của cây Trầm Hương.

(Kiến thức gia đình số 22)

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.