| Hotline: 0983.970.780

“Miếng bánh” phố cổ

Chủ Nhật 23/05/2010 , 08:42 (GMT+7)

Quả thật sẽ là rất khó nếu muốn người dân phố cổ hy sinh lợi ích kinh tế chỉ để bảo tồn giá trị văn hóa trong khi cấp quản lý không đưa ra được “miếng bánh” nào ngon hơn “miếng bánh phố cổ” nhằm hấp dẫn họ.

Một góc phố cổ Hà Nội

Thành phố Genova của Italy chỉ mất 20 năm để trùng tu, phục dựng và tập trung thực hiện chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2004. Sự chuyển mình chưa từng có tiền lệ trong việc bảo tồn di sản văn hóa độc đáo này đã giúp 48 trong số 200 ngôi nhà trùng tu có giá trị của Genova đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Trong khi đó, ở Việt Nam dự án bảo tồn, phục dựng khu phố cổ Hà Nội được lên kế hoạch từ năm 1995 nhưng đến nay vẫn dậm chân tại chỗ.

Tại hội thảo quốc tế "Chia sẻ kinh nghiệm về việc trùng tu các phố cổ: Genova và Hà Nội," một trong những kinh nghiệm quý giá nhất mà đoàn kiến trúc sư của thành phố Genova chia sẻ chính là việc cần phải quan tâm khai tác các yếu tố lịch sử với truyền thống lịch sử, có như vậy mới đẩy cao được giá trị phố cổ.

Cần làm nổi bật giá trị lịch sử

Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn khẳng định: “Giá trị lớn nhất của phố cổ là không khí phố cổ. Chúng ta quan tâm đến từng nhà một, từng chi tiết một vì bản thân từng nhà, từng chi tiết ấy không lớn nhưng tổng thể nó là không gian như một siêu thị lớn rất mở. Không khí, cảnh quan đó cần phải được quan tâm bảo tồn. Không còn nó thì không còn phố cổ.”

Cũng đồng tình tầm quan trọng của tổng thể nhưng Chủ tịch Hội Kiến trúc sư thành phố Genova, Giorgio Parodi lại nhấn mạnh đến giá trị lịch sử: “Với câu hỏi giữ cái gì và không giữ cái gì, tôi nghĩ quan trọng là giữ được tổng thể mà làm nổi bật được giá trị lịch sử của thành phố.”

“Phố cổ của Genova quan trọng không chỉ bởi những cái nhà riêng lẻ mà bởi nó còn là bằng chứng lịch sử mà một người có thể qua đấy hiểu được những mốc lịch sử quan trọng nhất. Chính vì vậy việc quan trọng là không đập bỏ những công trình lịch sử,” ông lý giải.

Để bảo tồn được không gian, ông Parodi chia sẻ kinh nghiệm: “Cần xây dựng những khu đi bộ để đảm bảo phát triển giao thông. Cải tạo lại giao thông thì lúc đó những cá nhân sẽ có ý thức tham gia vào việc bảo tồn hơn.

Cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau, khi chúng tôi áp dụng phố đi bộ thì người dân lo ngại rằng việc kinh doanh của họ sẽ gặp khó khăn hơn. Rất nhiều người đã bán cửa hàng và sau đó phải hối hận, vì các tuyến đi bộ không làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.”

Một phương án gìn giữ không gian phố cổ quen thuộc đưa ra gần hai thập kỷ nay nhưng vẫn rơi vào cảnh “bế tắc” ở Việt Nam chính là việc giãn dân phố cổ ra vùng ngoại ô.

Các chuyên gia nước ngoài lý giải về phương án này: “Để người trong nội đô không thấy sự khác biệt nhiều thì mạng lưới giao thông phải thuận lợi để họ cảm thấy dù ở đâu đi đến chỗ làm cũng tiện. Hà Nội đang mở rộng rất nhiều nhưng cần phải quy hoạch, mở rộng thành phố tiến hành đồng thời mạng lưới giao thông để người dân ở phố cổ hay ngoại ô đều thấy tiện lợi."

Người dân là phần “cơ thể” sống của phố cổ

Cùng chia sẻ những kinh nghiệm trùng tu phố cổ, các chuyên gia trong và ngoài nước đều đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng dân cư sống trong khu vực phố cổ.

Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc thành phố Hà Nội tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm bày tỏ: “Một vấn đề mà chúng ta bàn mãi mà không ra được đó là vai trò cộng đồng và các cơ chế tạo điều kiện để bảo tồn khu phố cổ. Vì thực tế vai trò của cộng đồng là rất lớn, nó có sức hút lớn, tạo nên phần cơ thể sống của phố cổ, phần cơ thể này nó sống khỏe hơn khi nó gắn với phố cổ.”

Giảng viên Khoa kiến trúc và Quy hoạch trường Đại học Xây dựng Phạm Quỳnh Hoa cũng cùng quan điểm về việc khi bảo tồn cần phải huy động sự tham gia của cả cộng đồng và lý giải, “bởi mục đích thực chất của bảo tồn là để phát triển bền vững, mà bền vững ở đây chính là cuộc sống của những người dân ở khu vực đó.”

Bà Hoa nói: “Hiện nay, tôi thấy tiềm lực của người dân ở khu phố cổ rất lớn. Họ có khả năng tài chính và nguồn lực để tham gia vào việc bảo tồn. Tuy nhiên, chúng ta chưa có chính sách rõ ràng khuyến khích để họ phục vụ cho mục đích bảo tồn. Ngay như việc giãn dân phố cố, chúng ta cũng chỉ có thể giãn được một phần, còn lại đa số vẫn muốn sống ở khu vực này.

Các chuyên gia Nhật Bản khi tới đây cũng nhận định đây là khu vực sống rất tốt, rất vui vẻ mặc dù điều kiện sống rất thấp. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo tồn nhằm mục đích vừa nâng cao được điều kiện sống, tạo cơ hội kinh tế cho người dân thì việc bảo tồn sẽ trở nên dễ dàng hơn.”

Những người dân phố cổ bao đời nay cũng đã góp phần tạo nên cái không khí, cái màu sắc rất riêng cho mảnh đất kinh kỳ. Và, quả thật sẽ là rất khó nếu muốn người dân phố cổ hy sinh lợi ích kinh tế chỉ để bảo tồn giá trị văn hóa trong khi cấp quản lý không đưa ra được “miếng bánh” nào ngon hơn “miếng bánh phố cổ” để hấp dẫn họ.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm