| Hotline: 0983.970.780

Miếu ông hay bị sét đánh, miếu bà thì không

Thứ Tư 03/11/2010 , 08:52 (GMT+7)

Bà Phạm Thị Na, 80 tuổi, là thủ nhang của miếu Phong Cầu (Kiến Thụy, Hải Phòng) kể chuyện tại sao lại có giai thoại miếu ông luôn bị sét đánh, xây mấy lần không xong còn miếu bà thì không bao giờ bị động đến.

Bà Phạm Thị Na, 80 tuổi, là thủ nhang của miếu Phong Cầu (Kiến Thụy, Hải Phòng) kể chuyện tại sao lại có giai thoại miếu ông luôn bị sét đánh, xây mấy lần không xong còn miếu bà thì không bao giờ bị động đến.

>> Cúng thịt chuột& câu chuyện ma rừng ma bản
>> Tảng đá thèm ăn thịt & chiếc giếng chốc cạn, chốc đầy
>> Kể chuyện dân gian

Bà kể: Cánh đồng Cửa Miếu khi xưa toàn là sông, biển. Thời nhà Mạc đến làm đường từ Cát Bi xuống cống Cổ Chai để cho quân tiến lui lấn biển, khai hoang lập ấp. Bà đẻ ra mẹ chồng tôi cũng ra đắp đê nhưng đến khi chia ruộng cho dân vì không có con trai nên không được chia bà kêu ầm lên: “Ối dân làng ôi! Tôi bê cây trang cây sú (loại cây nước mặn) to bằng cái thúng, cái nia mà không cho tôi một sào ruộng, thước đất nào là sao?”.

Trước khi thành ruộng, quan quân nhà Mạc đắp đê khó lắm. Hễ đắp buổi sáng, buổi tối nước ngập xói lở xuống sông xuống biển hết. Khấn vái mãi, hà bá hiện lên, bảo phải cúng một người xuống sông mới đắp nổi. Dân làng sợ quá thuê ông bà nhà tơ (người hát ả đào) ra hát tế lễ. Họ bắc một cây cầu tre từ bờ này sông sang bờ kia. Trước đó, vì ham tiền, ông nhà tơ đã ngầm bán bà vợ mình cho hà bá để cúng tế lúc nào bà không hay.

 Bà vận bộ quần áo mớ ba mớ bảy múa hát ở giữa cầu thì thình lình hai bên rút cầu, bà biến xuống sông. Ông nhà tơ xách mấy xâu tiền bỏ vào chiếc khăn vuông đang đội trên đầu, gói lại rồi đi. Ông đi về đến chỗ miếu đôi liền bị sét đánh chết, mối xông ngay không còn gì. Hễ cứ lập miếu ông lên thờ sét lại đánh tan nên lập bao lần cũng không được đến giờ vẫn không có miếu mà chỉ có cái gò đất.

Lại kể bà khi biến xuống sông, không tìm thấy hài cốt, dân làng mới lấp được sông, đắp đường, súc chua, lùa mặn, cải tạo thành ruộng, thành ấp. Nhà nào có suất đinh, mỗi suất được chia 3 sào ruộng, dân làng mải làm quên lập miếu bà. Một lần ngài hiện lên báo mộng nếu không lập miếu thờ thì có cụ tiên, cụ thứ, cụ chỉ (những chức danh thời xưa ở làng xã, được trọng vọng, ngồi chiếu trên mỗi khi có cỗ bàn việc làng, việc xóm. Để có chức danh này người ta thường phải dùng tiền để mua) là bà vật chết hết.

 Dân làng sợ quá, ra Giếng Đáy Quảng Ninh mua gạch ngói rồi lên rừng tìm gỗ về dựng miếu. Miếu được xây bằng vôi, cát trộn đường đen. Xây xong, dân phong chức cho bà là Đức thánh mẫu vua bà.

Ngày tôi còn bé, Tây ở trong làng còn bắn đạn đoàng đoàng, mẹ tôi vẫn bưng cái thúng trên để trầu không sang bốt Tây đi làm liên lạc cho Việt Minh. Mẹ lội qua đầm lầy bí mật dán truyền đơn ngay ở cổng bốt. Dán xong vào nhà người dân họ mang bát cháo lên cho ăn, không ngờ vào đúng nhà Việt gian. Miếng cháo chưa vào mồm thì người ta chít mắt, lôi mẹ tôi lên đình đánh. Đánh mãi, mẹ cũng không khai.

Chúng bảo: "Của này phải chậu thau với cái dao bầu cắt tiết mới xưng” nhưng mẹ cũng không hề hé miệng. Đêm sau chúng mang mẹ lên đình đánh, bỏ vào bao gai vất ở góc núi Đối. Mẹ tôi khát nước đến nỗi phải đái ra tay mà uống. Mờ sáng, khi con gà gáy ke ke, mẹ nhìn ra thấy Tây đổi gác. Một thằng thức cả đêm buồn ngủ díp mắt, một thằng mắt đục, mới ngủ dậy còn kèm nhèm, thấy vậy mẹ liền bỏ trốn.

Đồn Tây lắm ống bơ cắm vào dây thép gai nên mẹ phải bám chặt vào cho ống bơ khỏi kêu rồi lần lần từng tầng thép gai mà ra, bò dưới sông, cải trang trốn thoát ra vùng giải phóng. Mười bốn tuổi bà bị tù ở bốt Vọng, hai người anh và chị đều chết cả. Ra tù, mẹ tôi nắm cơm cho vào ruột tượng bảo để ở miếu bà. Tôi hỏi: “Để làm gì hở bu?”. Mẹ bà bảo: “Cứ để đấy, cán bộ nấp ở sau khám thờ sẽ ra lấy”.

Hồi đó, sân miếu có ba đống rơm, nghi Việt Minh giấu vũ khí bên trong, Tây bắt dỡ hết hai đống đến đống thứ ba mới dỡ được một lớp mà chỉ một lớp nữa là thấy súng đạn giấu bên dưới bỗng nhiên Đức thánh mẫu hiển linh giật tay khiến thằng Tây hoảng hồn bỏ đi. Nó mà thấy súng đạn thì bốn làng trong tổng này tan ra nước, miếu bà cũng không còn một hòn gạch lành. Mẫu linh lắm! Ai thế nào mẫu biết hết…

 Sau chiến tranh, miếu bà bị tàn phá, cửa không có, ngói còn vài viên, nhà trống thiên, liền thổ, tan hoang cả. Mẫu hiển linh gọi đứa con thứ hai của tôi tên ở nhà là Bé lúc nó đang ngủ: Bé ơi đi ra dặm miếu. Thằng Bé dặm xong đói lả, nằm ngay trên nền đất ở trong miếu ngủ tiếp đến tối mới về. Cả nhà nháo nhác đi tìm. Gớm, đến lúc thấy nó thì hai dử mắt to tướng. Đêm đó phong ba gió hội ở đâu kéo về, mưa to lắm mà sáng ra miếu không hề bị sao.

Lúc đó tôi đang bị ốm gần chết, nợ tín dụng 60 đồng, ông Sùng dẫn cán bộ tín dụng đến chỉ trỏ: “Nó ốm gần chết, nay xóa nợ cho nó đi”. Một buổi, mẫu lại gọi tôi trong giấc mơ ra trông miếu rồi ở hẳn trong đó. Tôi khỏe mạnh hẳn từ bấy. Lúc đầu mới ra miếu còn không có một nén hương. Hậu cung bị sạt, tôi đội cái hoành lên đầu cho thằng con thứ hai ra chèn gạch vào mà trát.

Ở miếu, tôi cấy 3 sào lúa lấy thóc ăn, đi mót dãi khoai (củ khoai nhỏ) mò ốc, bắt cá bán lấy tiền tu sửa miếu, lúc thì mua gỗ làm dui mè, lúc làm hoành, làm cửa. Dân làng trú nắng, mưa ở cánh đồng đều chạy vào miếu. Mặc dù miếu tôi nằm giữa đồng lại có ba cây đa, hai cây bàng rất to nhưng sét chỉ đánh bên ngoài ầm ầm không chạm vào miếu. Gió có to mấy cây cũng không bị gãy cành.

Ra đây tôi cũng không quên góp của ai hào nào, đi bốc thuốc, bốc lá chữa bệnh. Một tháng ba mươi ngày thì ngày nào cũng đi đến chợ Đồn Riêng bán thuốc Nam. Ba năm nay yếu nên chỉ bốc thuốc ở miếu. Bình thường tôi còn tranh thủ mò cua bắt ốc trên cánh đồng cửa miếu đến lúc 80 tuổi vẫn mò. Chân lội đi nhiều mòn cả, ngón cái to cong như cái càng cua. Ngày tôi chỉ ăn một bữa, hôm nào các cháu trong làng ra tôi mới nấu hai bữa. Không dám mua cái ăn, hà tiện mới tu sửa miếu được chứ ra ở cửa thánh mà đòi ăn ngon, mặc đẹp đời sau con cái không gánh hết tội… “Lạy mẫu tố linh, con khai, có thế nào con nói thế đấy”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm