| Hotline: 0983.970.780

Miwon cần xây dựng nhiều mô hình

Thứ Hai 16/06/2014 , 08:12 (GMT+7)

Sau khi được sự đồng ý của Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái, vụ xuân 2014 Cty Miwon đã tổ chức trình diễn 2 mô hình SX sử dụng phân bón MV-L.

Phân bón MV-L dạng lỏng của Cty TNHH Miwon được Bộ NN-PTNT cho phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo Thông tư 65/2010/TT-BNNPTNT ngày 5/11/2010. Phân bón dạng lỏng MV-L mới xuất hiện trên thị trường, mặc dù đã chiếm được cảm tình của nông dân ở một số nơi, nhưng Miwon cần tổ chức trình diễn nhiều mô hình trên các loại cây trồng mới có thể chinh phục được nông dân...

Từ năm 2010 Cty Miwon đã cung cấp hàng ngàn tấn phân bón dạng lỏng MV-L cho nông dân Yên Bái ở một số địa phương: Lục Yên, Trấn Yên và Văn Chấn. Theo nhận xét của nhiều hộ nông dân, sử dụng bón phân MV-L vừa rẻ lại giảm được chi phí, cây khỏe có khả năng chống chịu được các loại sâu bệnh.

Tuy nhiên, điều mà người dân và các cơ quan chức năng nghi ngờ tại sao phân MV-L bán rẻ như cho, trong khi đó các loại phân vô cơ đều đắt đỏ? Phải chăng Miwon muốn đổ chất thải công nghiệp vào sự sống của người dân để trốn chi phí xử lý? Sử dụng phân MV-L liệu có nguy hại tới môi trường, cây trồng và sức khỏe con người? Đó là những câu hỏi của người dân và các cơ quan quản lý đặt ra khi sử dụng loại phân bón này.

Từ những lo ngại đó, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã giao Sở Công thương phối hợp với Sở Tài Nguyên-Môi trường, NN-PTNT, huyện Văn Chấn - nơi nông dân đang sử dụng phân MV-L bón cho chè - yêu cầu làm rõ hai vấn đề: Kiểm tra, xử lý đối với hoạt động kinh doanh, vận chuyển phân bón không đảm bảo chất lượng; Quy định của nhà nước đối với việc sử dụng loại phân bón lỏng nêu trên. Kiểm tra, xem xét tình hình sử dụng loại phân bón dạng lỏng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đánh giá mức độ, hậu quả của việc sử dụng loại phân bón này đối với môi trường...

Đây là việc làm cần thiết khi Cty Miwon chưa thực hiện việc dán tem nhãn mác sản phẩm theo quy định, nhất là chưa tổ chức các mô hình trình diễn để chứng minh sản phẩm phân bón MV-L liệu có phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác của người dân và có ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng loại phân bón này như thế nào...

14-47-54_2
Ông Jung Jin Ho-GĐ Cty Miwon trao đổi với nông dân thôn Bến Muỗm

14-47-54_3

Ông Jung Jin Ho - GĐ Cty TNHH Miwon Việt Nam:

"Phân bón MV-L là sản phẩm phụ trong SX mì chính Miwon. Đây là loại sản phẩm hữu cơ mà công ty chúng tôi SX theo yêu cầu của Việt Nam. Trong mấy năm qua, do việc bảo quản không được tốt như một số báo đã nêu, bà con sử dụng không đúng quy trình kỹ thuật dẫn tới cây bị chết, năng suất sụt giảm ở một số địa phương là điều chúng tôi không mong muốn. Sử dụng phân MV-L là trả lại cho đất những gì mà chúng ta đã lấy từ đất...".

Sau khi được sự đồng ý của Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái, vụ xuân 2014 Cty Miwon đã tổ chức trình diễn 2 mô hình SX sử dụng phân bón MV-L trên 5 ha chè ở xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn và 1 ha lúa tại thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên.

Giống lúa được chọn làm mô hình là giống lúa lai 3 dòng Nam Dương 99, theo báo cáo của Trạm Khuyến nông Lục Yên, mỗi sào bón lót 60 lít phân MV-L kết hợp 10 kg super lân, bón đón đòng 3,5 kg kali. Sử dụng phân MV-L cây phát triển mạnh, cây cứng khỏe, lá xanh bền đến tận lúc thu hoạch, khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt.

Gia đình bà Hoàng Thị Tuyết cấy 2 sào trên cánh đồng thôn Bến Muỗm, mọi năm cấy Nhị ưu 838, chi phí cho 2 sào lúa đó hết trên 500.000đ tiền phân bón, năng suất lúa năm nào tốt thì được 220-230kg/sào.

Năm nay sử dụng phân lỏng Miwon chi phí chỉ hết hơn 300.000đ, năng suất cầm chắc 260 kg/sào. So với 6 sào lúa mà gia đình bà cấy trên cánh đồng bên cạnh không sử dụng phân MV-L, năng suất chỉ được 220.000kg/sào...

Bà Tô Thị Lụa, thôn Bến Muỗm cho hay: Gia đình tôi sử dụng loại phân này đã 4 vụ rồi, mỗi sào tưới 70 lít, giá mỗi lít chỉ có 1.000đ, vị chi 70.000đ, cộng với 2kg kali hết 26.000đ, tổng chi phí hết 96.000đ. So với sử dụng phân nén dúi sâu thì chi phí mỗi sào hết hơn 250.000đ, chưa kể phải phun 4 lần thuốc trừ sâu.

Bón loại phân nước này chỉ cần phun 2 lần là được. Nhưng khi cấy có mùi hắc, rất đau đầu. Nghe mọi người nói dùng loại phân lỏng sẽ ung thư, nên vụ này tôi không bón nữa. Nay xem mô hình do khuyến nông trình diễn tôi yên tâm sử dụng vào vụ sau...

Theo tính toán của các hộ dân thôn Bến Muỗm sử dụng phân lỏng MV-L thì mỗi sào thu được 1.862.000đ, được lãi khoảng 980.000đ. Điều bà con thấy rõ nhất, mặc dù vụ xuân năm nay hạn nặng, ruộng dùng phân MV-L không chai cứng như ruộng sử dụng phân vô cơ, nhất là lúa đến lúc chín lá vẫn xanh, cây vẫn khỏe, không bị đổ, hạt chắc đều...

Ông Trần Đức Lâm - Phó GĐ Sở NN-PTNT Yên Bái đề nghị: Việc Cty TNHH Miwon tổ chức trình diễn mô hình sử dụng phân bón dạng lỏng MV-L được Bộ NN-PTNT cho phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, đây là việc làm cần thiết để người dân tận mắt thấy.

Với những gì bà con nông dân nhìn thấy trên đồng ruộng hôm nay khi sử dụng loại phân này đã mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi gia đình. Sở NN-PTNT Yên Bái đề nghị Cty Miwon tiếp tục tổ chức trình diễn trên nhiều loại cây trồng, như vậy mới đủ sức thuyết phục nông dân...

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm