| Hotline: 0983.970.780

Mớ dọc mùng

Thứ Hai 29/05/2017 , 07:05 (GMT+7)

Thấy cái bờ ao của làng cạnh nhà mình còn một chỗ đất trống, bà Châu xin được mấy nhánh cây mùng của nhà một người quen về trồng vào đó. Hàng ngày, bà rất chăm tưới tắm.

Đất bờ ao rất tốt. Nhìn mấy cây mùng lớn nhanh như thổi, từ mấy dảnh cây nhanh chóng đẻ thành mấy khóm, bà rất mừng. Vốn là người ưa món dọc mùng, bà Châu đã tưởng tượng đến món bún sườn dọc mùng. Thịt heo đang rẻ, loại sườn dầy thịt nần nẫn giá có 50 ngàn đồng mỗi cân.

Giá như trước thì phải 100 ngàn đồng. Sườn ấy sốt cà chua lên, xong đổ nước vào đun sôi sùng sục, thả dọc mùng thái nhỏ vào, chan vào bún. Bún mềm, sườn dai còn dọc mùng thì giòn sần sật, ăn cả tô đầy chưa đã. Tô bún ấy, ở Hà Nội cứ phải 25 đến 30 ngàn, mà chỉ được vài mẩu sườn bằng ngón tay.

Nhà mình làm lấy, chỉ mươi ngàn. Hay món nộm mùng. Mùng luộc chín lên, lạc rang giã mịn, tép kho nhạt, khế chua thái nhỏ, thêm củ tỏi giã nát, tý mỳ chính, bột canh. Tất cả trộn vào nhau đảo đều, chấm với nước mắm, cứ gọi là kéo thêm cả nồi cơm. Chờ mấy khóm mùng lớn thêm tý nữa, nhất định bà phải làm mấy món ấy.

Sáng hôm ấy đi chợ về, từ xa bà Châu đã thấy Thêu, con dâu nhà bà Thái hàng xóm, đang lúi húi cạnh đám dọc mùng của mình. Quái, nó làm gì ở đấy nhỉ ? Hay nó cắt dọc mùng của mình. Thêu là con gái nhà Thịnh, một lão chuyên sống bằng nghề cờ bạc. Thuở ông Hành, chồng bà Thái còn sống, cũng ham mê cờ bạc. Có lần thua bạc, ông Hành đã bị Thịnh kéo lũ côn đồ đến nhà xiết sạch sành sanh, từ quạt điện đến ti vi... Vì chuyện ấy, bà Thái căm Thịnh đến thấu xương. Nên khi biết Minh, con trai mình, yêu Thêu, bà lồng lộn ngăn cản. Thế nhưng, cuối củng bà cũng đành phải đầu hàng, khi Minh tuyên bố: “Tôi sẽ cùng con Thêu ra ủy ban đăng ký. Không cần đứa nào can thiệp. Cũng không cần cưới xin”.

Cưới nhau về được một tháng, vợ chồng Minh - Thêu đã thượng cẳng chân hạ cẳng tay trận đầu tiên. Đến nay, dù cả hai vợ chồng đều rất chăm chỉ làm ăn, và làm ra tiền, dù đã 2 con, nhưng vẫn cứ 5 ngày ba trận. Mà thằng chồng có máu điên. Hễ xô xát với vợ là vung tay vung chân, nhẹ nhất là đập phá đồ đạc. Đấy, cách đây ba ngày, cái ti vi hiệu Sony của Nhật mới mua 8,5 triệu, đã bị hắn đập tan tành...

Đi dấn lên tý nữa, quả nhiên bà Châu thấy Thêu đang cắt dọc mùng nhà mình, và đã cắt được mươi dọc, bà gắt lên:

- Con Thêu kia. Sao mày hái dọc mùng nhà tao?

- Đất này của nhà bà đấy à, mà bà giữ?

- Không phải đất nhà tao. Nhưng những khóm dọc mùng nó không ở trên giời nó rơi xuống, nó phải có người trồng, người chăm bón, tưới tắm, nó mới lên được. Mày có biết ai trồng không?

- Tôi không cần biết ai trồng. Nó mọc ở đất của làng chứ không mọc trên đất nhà ai, tôi cứ cắt đấy.

- Mày bỏ mớ dọc mùng đó lại cho tao.

- Bà đừng có đụng vào tôi. Kẻo rồi lại bảo tôi ác.

Bà Châu chạy lại giằng lấy mớ dọc mùng, Thêu giằng lại. Chẳng mấy chốc, mớ dọc mùng đứt tướp ra. Thấy vậy, Thêu bỏ nắm dọc mùng, chạy về cầm một con dao bầu chạy ra, nhằm đám dọc mùng xả xuống:

- Này thì giữ này. Này thì giữ này. Này th...

Cứi sau mỗi câu “này thì...” là một nhát dao xả vào một khóm dọc mùng, khiến nó đổ rạp xuống. Bà Châu nhẩy dựng lên, gào to:

- Ối làng nước ơi... ới các ông các bà ơi... con Thêu nó... nó phá nhà tôi... nó cướp của tôi... Ối các ông các bà ơi... Ới làng xóm ơi...

Nghe tiếng kêu, cả bà Thái lẫn Minh, chồng Thêu, cùng chạy ra:

- Cái gì thế? Cái gì thế?

- Ối làng nước ơi... Ới các ông các bà ơi... Công tôi tưới tắm, chăm bón mãi mới được mấy khóm dọc mùng... thế mà nó... nó... Nếu nó muốn ăn, thì nó phải hỏi xin người ta một tiếng chứ...

Minh quát:

- Con kia. Mày dừng tay lại.

- Tôi không dừng. Không phải xin đứa nào hết. Tôi cắt ở đất của làng. Không đứa nào có quyền giữ.

Minh xông đến, một tay túm tóc vợ lôi ra, tay kia ra sức vừa đấm, vừa tát vợ:

- Mày khốn nạn lắm. Mày tham vặt à. Ngoài chợ có mấy ngàn một mớ dọc mùng. Chục ngàn bạc, thì mày ăn đến nứt cả cái bụng lợn của mày ra cũng không hết. Sao mày phải đâm đầu vào lấy của người ra.

Thêu cong người lên, vừa vùng vẫy vừa gào lên:

- Ối làng nước ơi... Ối bố mẹ ơi... Ối ông trưởng thôn, ông chủ tịch xã ơi... Thằng Minh... nó... thằng Minh nó giết con rồi. Ối làng nước ơi...

- Làng nước này. Bố mẹ này. Trưởng thôn này. Chủ tịch xã này...

Cứ sau mỗi tiếng “này” là một cái tát đánh “bốp” vào miệng vợ. Thấy Thêu chảy máu mồm máu mũi, lả hẳn người đi, bà Châu vội xông lại, túm chặt lấy tay Minh, đẩy ra:

- Mày đừng có mà côn đồ, đừng có vũ phu thế. Mày bỏ ngay nó ra. Mấy cái dọc mùng chẳng đáng là bao. Nó lấy rồi thì thôi. Về bảo nó một tiếng là được.

Đẩy được anh chồng vũ phu ra, bà Châu vội lấy vạt áo của mình lau máu ở miệng, ở mũi cho cô vợ, rồi dìu cô ta về nhà.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm