| Hotline: 0983.970.780

Mơ giữa ban ngày

Thứ Tư 06/04/2011 , 10:16 (GMT+7)

- Này, từ 1/5, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 100 ngàn đồng nữa đấy.

- Ừ.

- Nghe tin tăng lương mà sao trông chị có vẻ không vui?

- Đang bận tính …

- Tính gì?

- Tính xem 100 ngàn đồng tăng thêm ấy sẽ làm được gì?

- Vậy à, để tôi tính cùng với chị cho vui nhé.

- Ừ. Này, 100 ngàn đồng bây giờ bằng khoảng 4 tô phở bình dân, phải không?

- Đúng rồi.

- Vậy là thua năm ngoái. Năm ngoái, 100 ngàn ăn được 5 tô phở.

- Ừ.

- Nếu ăn cơm bình dân thì 100 ngàn bây giờ bằng 5 đĩa cơm.

- Phải rồi. Năm ngoái cũng tiền như thế phải ăn được 6-7 đĩa cơm đấy.

- 100 ngàn bây giờ chỉ đổ được gần 5 lít xăng.

- Bằng giờ năm ngoái đổ được 6 lít.

- Mua được hơn ký thịt đùi.

- Tháng 4 năm ngoái mua được ký rưỡi, ký sáu đấy.

- Chị nhớ tốt quá nhỉ.

- Thì đi chợ hàng ngày, không nhớ sao được.

- Nếu đi ăn lẩu thì 100 ngàn bây giờ chỉ được một nồi lẩu bình dân cho 2 người.

- Năm ngoái phải được một nồi rưỡi là ít. Thậm chí có nơi được gần 2 nồi.

- Ơ, mà thôi, bàn tới chuyện ăn lẩu trong thời buổi bão giá này là hơi bị sang đấy. Nhà tôi ai cũng khoái ăn lẩu, nhưng phải bóp mồm bóp miệng, nhịn cả hơn tháng nay rồi.

- Nhà tôi cũng thế, vậy mình chỉ tính những mặt hàng phải mua sắm, tiêu dùng cho sinh hoạt thường ngày thôi nhé.

- Thôi, càng tính nữa lại càng thấy tiền bạc bây giờ đã mất giá khá nhiều so với năm ngoái. Thành ra 100 ngàn đồng tăng lương chẳng thấm tháp vào đâu. Càng tính càng thấy buồn, thấy lo, chị ạ.

- Bởi thế bây giờ tôi không mong lương tăng bằng mong giá cả đứng yên.

- Tôi cũng nghĩ vậy. Giá cả cứ đứng yên thì dù lương bổng không cao, mình cũng dễ tính đường xoay xở. Đằng này, lương cứ mỗi năm tăng một lần, mỗi lần tăng một ít. Mà giá thì tăng hàng tháng, thậm chí hàng tuần, lần nào cũng tăng mạnh nên khó tính toán việc chi tiêu quá.

- Nhưng mong cho giá cả đứng yên một chỗ thì chẳng khác gì nằm mơ giữa ban ngày. Chi bằng mong sao những lần tăng lương sau này, lương và giá sẽ ở thế “giá chạy theo lương” chứ không phải “lương chạy theo giá” như bây giờ.

- Được thế thì tốt quá, nhưng chắc phải còn lâu lắm. Còn bây giờ mà mong như thế, cũng khác gì nằm mơ giữa ban ngày đâu.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm