| Hotline: 0983.970.780

Mô hình câu lạc bộ dùng phân bón Việt Mỹ

Thứ Sáu 17/01/2014 , 12:12 (GMT+7)

Cánh đồng mẫu lớn được các địa phương đánh giá cao do đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân và có sự chia sẻ đồng trách nhiệm của DN.

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được các địa phương đánh giá cao do đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân và có sự chia sẻ đồng trách nhiệm của DN. Ở góc độ DN cung cấp phân bón, ông Đỗ Văn Hùng (ảnh), TGĐ Cty CP Phân bón Việt Mỹ chia sẻ với NNVN về vấn đề này.

Ông nhận xét gì về chương trình này và mối liên kết của DN với các địa phương trong vùng ĐBSCL?

Cái hay của CĐML là giúp nông dân tiếp cận tiến bộ KHKT tiên tiến đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân. Đặc biệt, nông dân được cung cấp các loại vật tư nông nghiệp phục vụ SX với giá cả ổn định và chất lượng đảm bảo, cũng như giá cả đầu ra của nông sản đó đảm bảo có lãi cho nông dân.

Thời gian qua, nhận thấy ưu điểm của mô hình này nên DN chúng tôi đã xúc tiến và trong thời gian tới sẽ tham gia để cung cấp cho nông dân nguồn phân bón chất lượng, tính năng vượt trội và giá cả hợp lý nhất nhằm đem lại lợi ích cùng nhau.

Năm 2014, Cty có những chương trình cụ thể nào để gắn bó chặt chẽ hơn với nông dân?

Chúng tôi tiếp tục hoàn thiện và mở mô hình Câu lạc bộ dùng phân bón Việt Mỹ. Mở rộng đối tượng tham gia cho tất cả nông dân SX ở khu vực ĐBSCL. Những thành viên của CLB sẽ được mua phân chính hãng trực tiếp từ Cty và được sự ưu đãi về giá, tư vấn kỹ thuật miễn phí, hay những quyền lợi từ CLB mang lại.

Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn hỗ trợ vốn bán phân bón không tính lãi đầu tư cho nông dân cuối vụ mới thanh toán; cũng như tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm tư vấn kỹ thuật, hay tài trợ và trao giải thưởng cho các nông dân SX giỏi trong chương trình “Nhà nông đua tài” hằng năm Cty thường làm.

Có thể nói, năm 2013 DN SXKD phân bón gặp nhiều khó khăn. Theo ông đâu là những nguyên nhân chính?

Thứ nhất, là do giá nông sản giảm mạnh hoặc không tăng cao làm cho nông dân SX hòa đến lỗ, nên nông dân không muốn đầu tư mua phân bón nhiều. Thứ hai, giá phân thế giới liên tục đi xuống kéo theo giá phân trong nước hạ và tâm lý nông dân mua cầm chừng.

Thứ ba, phân bón giả, kém chất lượng và nhiều DN SX nhỏ lẻ ra đời SX không đúng quy trình làm chất lượng không ổn định gây hoang mang tâm lý bà con nông dân, và nông dân sợ phân hỗn hợp NPK nên chuyển sang dùng phân đơn. Chính tâm lý này rất có hại cho năng suất cây trồng và thổ dưỡng, hại cho DN và hại cho cả nông dân.

Ông nhận định gì về tình hình SXKD phân bón trong năm 2014 và những thách thức mà DN phải vượt qua?

Năm 2014, sẽ có những bước chuyển tiếp đáng kể khi quy định mới về kiểm soát phân bón và tăng mức xử phạt về vi phạm kinh doanh vật tư nông nghiệp thì sẽ hạn chế rất nhiều các nguổn phân bón kém chất lượng, giả, không rõ nguồn gốc... Từ đó các sản phẩm của DN chân chính, uy tín sẽ được đại lý chọn lại phân phối cho nông dân và nông dân tin dùng để đem lại lợi nhuận, giúp họ an tâm SX.

Theo dự đoán năm 2014 nền kinh tế thế giới cũng còn khó khăn và chính vì vậy ngành nông nghiệp nói chung cũng như DN SX phân bón nói riêng sẽ phải chịu những khó khăn và thách thức lớn. Cụ thể: Giá nông sản không tăng cao dẫn đến nông dân không lãi và sẽ hạn chế đầu tư phân bón. Nguồn vốn eo hẹp từ nông dân, các ngân hàng hạn chế cho vay. Chi phí SX tăng cao (điện, nước, lương…). Tính cạnh tranh cao khi nông dân thích xài nguồn phân ngoại nhập và xu thế ngày càng nhiều hãng phân nước ngoài đang xâm nhập thị trường trong nước.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất