| Hotline: 0983.970.780

Mô hình liên kết tiêu biểu

Thứ Sáu 26/07/2013 , 09:52 (GMT+7)

Ở ĐBSCL, sau thời gian đầu thực hiện thí điểm mô hình CĐML, tỉnh An Giang sớm nổi lên điểm sáng với mô hình CĐML liên kết tiêu biểu mang lại hiệu quả cao.

Ở ĐBSCL, sau thời gian đầu thực hiện thí điểm mô hình CĐML, tỉnh An Giang sớm nổi lên điểm sáng với mô hình CĐML liên kết tiêu biểu mang lại hiệu quả cao.

Nhờ ứng dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ nên đã giảm chi phí SX, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo tăng năng suất và thu nhập cho người trồng lúa. Đây là bước khởi đầu tạo tiền đề phát triển theo chuỗi SX lúa gạo hàng hóa.

Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Sau vụ lúa ĐX 2012-2013 và vụ HT 2013, mô hình CĐML ở An Giang đã định hình sự liên kết giữa DN và nông dân. Hiện nhiều DN đến đăng ký tham gia thực hiện liên kết cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho người trồng lúa.

Trong đó chủ yếu là các DN trong ngành SX phân bón, thuốc BVTV và DN thương mại đầu tư xây dựng cụm kho sấy, xay xát gắn với chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Riêng năm nay, tổng số DN mới tham gia phát triển mô hình CĐML với diện tích SX theo hợp đồng tăng lên. Điểm nhấn trong các mô hình liên kết SX là cung ứng vật tư nông nghiệp - tiêu thụ sản phẩm, giải pháp mang tính đột phá phát triển CĐML ở An Giang. Điều này phù hợp với định hướng phát triển theo chuỗi giá trị liên kết SX lúa gạo.


Nông dân đồng thuận SX CĐML để gia tăng lợi nhuận

Trong đó tạo điều kiện các DNXK gạo trong tỉnh tiếp cận, liên kết với nông dân hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, sản lượng lớn ổn định, chất lượng đồng đều. CĐML tổ chức SX theo chủng loại giống được đặt hàng từ các DN.

Mỗi năm An Giang có kế hoạch SX lúa trên 600.000 ha lúa. Riêng vụ TĐ 2013, An Giang dự kiến xuống giống 150.000 ha. Đến nay một số nơi lúa TĐ gieo sạ sớm đạt 15%. Vừa qua nối tiếp theo đà thuận lợi phát triển mô hình CĐML, tỉnh An Giang tiến tới mở rộng vùng SX lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại các huyện Thoại Sơn, Châu Phú và Tịnh Biên với diện tích tăng lên 130 ha trong khu vực đê bao an toàn.

Trước đó, vụ lúa ĐX 2012-2013 vừa qua, Cty ADC ký hợp đồng SX ổn định toàn bộ diện tích lúa nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với giá bao tiêu cao hơn thị trường tại thời điểm mua vào 10 - 12%. Dự kiến vụ lúa ĐX 2013-2014 sắp tới An Giang sẽ mở rộng vùng trồng lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tăng lên khoảng 200 ha.

Bên cạnh đó, An Giang có mô hình liên kết điển hình về SX lúa giống. Tổ hợp tác SX lúa giống Phú Nông ở huyện Châu Thành áp dụng theo mô hình CĐML; đồng thời xây dựng thương hiệu các giống lúa chất lượng cao và SX theo đơn đặt hàng mua lúa giống của các DN trong và ngoài tỉnh.

Ông Phó Văn Nghệ, Tổ trưởng Tổ hợp tác SX lúa giống Phú Nông ở ấp Phú An 1, xã Bình Hòa cho biết: Do áp dụng tốt quy trình canh tác giống, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới nên năng suất lúa của các thành viên trong Tổ SX giống đạt được khá cao, vụ ĐX bình quân 8,4 tấn/ha, vụ HT 7 tấn/ha và vụ TĐ đạt đến 8,8 tấn/ha.

Hiện nay, Tổ SX giống đã tạo dựng uy tín nhiều loại giống lúa như Jasmine85 hay các giống lúa OM: 1490, 5451, 5472, 6976, 6916, 4218, 2517, 2514, 4900, 6377, 8017, 10636... Tất cả sản phẩm lúa giống do tổ SX ra được đóng bao bì với thương hiệu Phú Nông.

Các DN và nông dân đặt hàng thu mua từ 7.000 - 12.000 đ/kg, cao hơn gần gấp đôi so với lúa hàng hóa. Do vậy, các thành viên trong tổ cũng đạt lợi nhuận cao hơn so với nông dân SX lúa hàng hóa trên cùng diện tích. 

Qua kinh nghiệm thực hiện mô hình CĐML liên kết tiêu biểu từ cây lúa, một số DN trong ngành nông nghiệp ở An Giang áp dụng SX cây trồng khác cho thấy khá thành công. Cty CP Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) thực hiện mở rộng mô hình liên kết với nông dân trồng bắp non, đậu nành rau... góp phần nâng cao giá trị SX, tăng thu nhập cho nông dân.

Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang, nhận xét: Mô hình CĐML khởi đầu chỉ có Cty CP BVTV An Giang thí điểm triển khai với quy mô khiêm tốn. Tuy nhiên đến năm 2013 đã có 9 DN tham gia mô hình, với diện tích hơn 35.000 ha.

Theo đó các DN thực hiện cung ứng đầu vào cho nông dân: giống, phân bón, thuốc trừ sâu với giá ổn định, không tính lãi suất. Nông dân được tư vấn kỹ thuật SX trực tiếp trên đồng. Sau khi thu hoạch, nông dân được hỗ trợ chi phí vận chuyển, chi phí sấy và gởi lúa vào kho trong thời gian 30 ngày (không tính phí). Sau đó, nếu nông dân muốn bán, DN sẽ mua theo giá thỏa thuận.

Cách làm này đem lại hiệu quả cao: Năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên, giá thành SX lúa giảm đáng kể. Trong vụ ĐX vừa qua giá thành SX giảm còn 2.581 đ/kg, nông dân gia tăng lợi tức trên 5 triệu đ/ha. Hơn nữa thông qua thực hiện mô hình CĐML đã tạo điều kiện cho nông dân có quyền quyết định bán lúa vào thời điểm giá cả có lợi nhất.

Đặc biệt khi nông dân cùng nhau liên kết SX sẽ tạo thói quen ghi chép sổ sách, chủ động tính được giá thành, tạo tiền đề hướng tới xây dựng thương hiệu gạo Việt.

Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang:

“CĐML là mô hình tổ chức SX theo chuỗi giá trị nhằm hướng đến mục tiêu giúp SX và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của ngành lúa gạo ngày càng có hiệu quả. Để thực hiện mô hình CĐML, đòi hỏi các ngành chức năng và DN phải giúp nông dân, cung ứng vật tư đầu vào phục vụ SX với giá cả ổn định, chất lượng đảm bảo và có cụm dịch vụ lúa gạo gắn với vùng nguyên liệu. Cần tạo điều kiện cho nông dân đi tới chủ động và có quyền quyết định bán sản phẩm của mình để được lợi về giá”.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất