| Hotline: 0983.970.780

Mô hình NTM ở miền núi- Quá mù mờ!

Thứ Năm 30/09/2010 , 10:49 (GMT+7)

Nhiều người chưa hình dung nổi mô hình NTM như thế nào. Đối với miền núi, mô hình NTM càng mù mờ hơn.

Khu TĐC thôn Ả Thượng (Yên Bái), mô hình NTM
Đại hội đảng bộ cấp huyện ở các tỉnh đến nay đều đã hoàn tất, một số chỉ tiêu trong nhiệm kỳ mới đều có một hoặc hai xã xây dựng mô hình NTM. Nhiều người chưa hình dung nổi mô hình NTM như thế nào. Đối với miền núi, mô hình NTM càng mù mờ hơn.

Ông Lò Văn Tàng, Bí thư xã Phúc Khoa (Tân Uyên, Lai Châu) cho biết: Đảng bộ huyện Tân Uyên nhiệm kỳ 2010-2015 đã chọn xã Phúc Khoa để xây dựng mô hình NTM. Ông Tàng thú thật: Cũng chưa hình dung ra mô hình NTM được xây dựng như thế nào. Kinh phí xây dựng chủ yếu của Trung ương, chứ người dân ở xã đặc biệt khó khăn này chỉ đóng góp công lao động là chính chứ tiền thì không dễ dàng có đâu.

Dự kiến kinh phí để xây dựng một xã mô hình NTM đạt chuẩn quốc gia trung bình phải cần 250-300 tỷ. Đối với miền núi dân cư ở thành các chòm bản, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa hình miền núi vô cùng phức tạp thì kinh phí không thể dưới 500 tỷ. Tỉnh Yên Bái có 9 huyện thị, trong 5 năm tới nếu dự kiến mỗi huyện, thị xây dựng 1 xã NTM, thì tổng kinh phí xây dựng cần từ 4.000 - 4.500 tỷ. Trong khi đó thu ngân sách của Yên Bái chật vật mới thu được 650 tỷ. Như vậy, kinh phí xây dựng mô hình NTM ở Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi nói chung đều không thể tự mình làm nổi.

Mỗi xã ở miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, các dân tộc đều có phong tục tập quán, kiến trúc nhà cửa khác nhau. Việc qui hoạch xây dựng mô hình NTM phải tôn trọng những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc. Không thể biến các chòm bản đã hình thành, tồn tại hàng trăm năm qua từng gắn bó với ruộng đồng, rừng núi, sông suối… thấm đẫm trong mỗi con người như là máu thịt của họ, để trở thành những cụm dân cư sơ cứng, nhà liền nhà san sát, tách rời với sản xuất và tự nhiên thì khó tồn tại lâu dài. Do đó, việc qui hoạch NTM cho mỗi dân tộc, mỗi địa phương cần phải căn cứ vào phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, quĩ đất đai…để xây dựng NTM phù hợp với thực tế.

Trình tường ngôi nhà mới
Đối với các dân tộc ở nhà sàn: Thái, Tày, Mường…thì quĩ đất cho mỗi hộ tối thiểu từ 400-500m2, thì mới có thể dựng được một ngôi nhà sàn và đưa chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn. Các dân tộc: Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì…ở nhà đất, tường trình bằng đất ở trên các lưng chừng núi, quĩ đất tối thiểu cho mỗi hộ từ 300- 350m2, mới đủ cho họ xây dựng nhà cửa và các công trình phụ. Đây là một tiêu chí quan trọng cho mỗi điểm dân cư NTM. Thực tế ở miền núi rất ít nơi có đất bằng phẳng đủ xây dựng được 100 hộ. Nơi nào có đất thì xa ruộng đồng, nguồn nước sinh hoạt và đường giao thông.

Như vậy, mô hình xây dựng NTM ở miền núi không tập trung nhiều hộ, nhiều bản lại với nhau, mỗi điểm NTM phải phù hợp với mỗi dân tộc, mỗi địa phương. Không thể bắt dân tộc: Thái, Tày, Mường sinh hoạt như các dân tộc: Mông, Dao, Giáy. Mô hình NTM đã hình thành trong các khu tái định cư thuỷ điện Sơn La, Huổi Quảng, Bản Chát (Lai Châu) và các khu tái định cư hiểm hoạ thiên tai Yên Bái. Mô hình NTM đối với dân tộc: Thái, Tày, Mường thì đã rõ, nhưng còn các dân tộc: Mông, Dao, Pa Dí, Tu Dí, Hà Nhì…thì chưa có mô hình nào được xây dựng đủ các tiêu chí như qui định của Bộ NN-PTNT.

Việc xây dựng mô hình NTM, ngay từ việc chọn địa điểm, hướng nhà cho các hộ cần được sự đồng ý của người dân. Bởi mỗi dân tộc, mỗi bản đều thờ ma bản, thần rừng…nếu áp đặt chỗ ở mà trái với phong thuỷ của dân tộc đó, dù nhà nước có đổ cả núi tiền để xây dựng đầy đủ các công trình phúc lợi xã hội thì sớm muộn người dân cũng bỏ đi. Xây dựng mô hình NTM ở miền núi là sự đòi hỏi của một xã hội văn minh, giúp người dân xoá bỏ những tập quán lạc hậu, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho mỗi con người. Nhưng để tìm ra mô hình NTM cho mỗi dân tộc, mỗi địa phương là một điều không dễ dàng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm