| Hotline: 0983.970.780

Mô hình Trường học mới rất nhiều điều khó hiểu

Thứ Ba 30/08/2016 , 07:05 (GMT+7)

Chúng ta đã vội vã triển khai mô hình ngay từ năm học 2012 - 2013 trên 54 tỉnh, thành phố với 2.365 trường tiểu học và trên 1.000 trường Trung học cơ sở. Chương trình đã kết thúc vào ngày 31/5/2016.

* Xin hỏi về việc triển khai mô hình Trường học mới mà cả thầy cô, học sinh và phụ huynh chúng tôi đều thấy có rất nhiều điều khó hiểu, vất vả và hình như ít hiệu quả. Liệu Bộ trưởng mới của Bộ GD-ĐT có hiểu tình hình này không?

Bạn Nguyễn Hoài Vy (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh)

Hiện nay để thực hiện quá trình Đổi mới giáo dục, Bộ GD-ĐT đã ưu tiên vào việc thí điểm triển khai Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam GPE-VNEN (Global Partnership for Education-Vietnam Escuela Nueva), khởi nguồn từ Colombia. Ở nước này, đây là dự án để dạy trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm.

Quản lý lớp học là Hội đồng tự quản học sinh, các ban trong lớp do học sinh tự nguyện xung phong, cần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh. Hội đồng tự quản học sinh gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, và các ban (học tập, quyền lợi, sức khoẻ, vệ sinh, văn nghệ, thể dục, thư viện, đối ngoại...).

Câu hỏi đặt ra là có tới trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với nhiều nền giáo dục tiên tiến, sao ta lấy mô hình Colombia? Hơn nữa, đây là mô hình dùng cho các khu vực vùng núi ở Colombia? Nguồn tài trợ là 84,6 triệu USD từ Quỹ Hỗ trợ toàn cầu về Giáo dục của Liên hợp quốc. Một khoản tiền có thể coi là rất lớn.

Chúng ta đã vội vã triển khai ngay từ năm học 2012 - 2013 trên 54 tỉnh, thành phố với 2.365 trường tiểu học và trên 1.000 trường Trung học cơ sở. Mấy vạn học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 đang bị buộc là "chuột thí nghiệm”. Chương trình đã kết thúc vào ngày 31/5/2016.

Vì vậy đã đến lúc cần nghe phản biện của các Hiệu trưởng, các thầy cô giáo, các phụ huynh và đông đảo học sinh. Và câu hỏi nhiều người đặt ra là: Ai chịu trách nhiệm khi không đạt yêu cầu như mong muốn?

Trong khi Chương trình Giáo dục phổ thông chưa được soạn thảo, chưa được thông qua Hội đồng Giáo dục quốc gia thì NXB Giáo dục đã in hàng loạt sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy theo mô hình Trường học mới.

Vì sao mô hình VNEN trở thành nỗi ám ảnh của nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh? Vì điều kiện cần và đủ chưa đáp ứng, học sinh non nớt phải tổ chức lớp học theo cặp đôi, thảo luận nhóm, thiếu trang thiết bị, thiếu giáo trình, giáo viên chưa được tập huấn kỹ, học sinh yếu kém không năng động tham gia...

Gần đây trong bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tôi đã kiến nghị: Cần xem lại những bất cập trong việc thực hiện Trường học mới theo kinh nghiệm Colombia, và Thông tư 30 - những chuyện đã có quá nhiều ý kiến phản biện không đồng tình. Nếu không đúng cần xóa bỏ ngay những chuyện bất cập và xa thực tế. Cần chấm dứt việc lấy số đông học sinh để làm thí nghiệm một chủ trương mới nào đó.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.