| Hotline: 0983.970.780

Mô hình xã hội hóa nước sạch hiệu quả

Thứ Tư 29/07/2015 , 09:05 (GMT+7)

Sau 10 năm thực hiện chương trình xã hội hóa nước sạch nông thôn, đến nay toàn tỉnh Tiền Giang đã có 75% hộ dân nông thôn được sử dụng nước máy đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.

07-29-29_img_5757
Ông Dương Văn Đây bên đài nước do dân đóng góp xây dựng

Ông Dương Văn Đây, Tổ trưởng tổ hợp tác NS- VSMTNT ấp Long Quới (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy) cho biết, Ngũ Hiệp nằm giữa dòng sông Tiền, nước mặt không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nước tầng nông thì bị nhiễm mặn.

Mặt khác, cù lao Ngũ Hiệp là vùng SX chuyên canh sầu riêng nên không thể lấy nước từ sông Tiền vào kênh sinh hoạt sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây trồng.

Mô hình xã hội hóa nước sạch ở Tiền Giang nhất là HTX, tổ hợp tác cấp nước ở Tiền Giang có nhiều ưu điểm được đa số người dân đồng tình, nhưng điểm yếu của mô hình này là cách quản lý sử dụng còn bất hợp lý, không có tích lũy, khấu hao để tái đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp sửa chữa. Lương cho lực lượng quản lý HTX, tổ hợp tác thấp nên không gắn được trách nhiệm trong công tác quản lý hoạt động của công trình.

Chính từ đó bà con đã thống nhất giải pháp góp tiền xây nhà máy cấp nước sạch đạt chuẩn Bộ Y tế để sử dụng.

Trạm cấp nước Long Quới do 150 xã viên góp vốn xây dựng vào năm 2001. Tổng nhu cầu vốn hơn 270 triệu đồng nhưng bà con chỉ góp được 150 triệu đồng.

Vậy nên ông Đây đã đem giấy chứng nhận quyền sử dụng 1,5 ha đất trồng chuyên canh sầu riêng cơm vàng hạt lép để thế chấp cho ngân hàng vay 70 triệu đồng để xây trạm cấp nước tập trung.

Khi trạm cấp nước đưa vào sử dụng, bà con thấy hiệu quả nên đã tự nguyện góp vốn vào để được sử dụng nước máy với giá 4.000 đồng/m3.

Trạm cấp nước tập trung Long Quới hiện đang cấp nước sạch đạt chuẩn Bộ Y tế cho 570 hộ dân, đạt gần 100% hộ dân trong ấp sử dụng nước sạch.

Tổng vốn tích lũy từ việc cung ứng nước sạch cho bà con đến nay được hơn 200 triệu đồng và được thống nhất giữ lại tái đầu tư phục vụ dân sinh.

Ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp, cho biết toàn cù lao Ngũ Hiệp hiện có 7 tổ hợp tác và một DN đầu tư nước sạch đạt chuẩn Bộ Y tế phục vụ cho khoảng 96% trong tổng số 4.126 hộ dân trong toàn xã.

Công tác xã hội hóa nước sạch trên địa bàn xã đạt hiệu quả cao là một trong những tiêu chí xây dựng NTM hoàn thành sớm nhất.

Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Tiền Giang, cho biết, trong 5 năm qua được sự hỗ trợ từ Trung ương, địa phương đã giúp cho cư dân nông thôn Tiền Giang hưởng lợi lớn từ các công trình cấp nước tập trung.

Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2011-2015 trên 123 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 85 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển gần 74 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 11 tỷ đồng; vốn nhân dân và tư nhân đóng góp đầu tư nước sạch hơn 29 tỷ đồng.

Kết quả đến nay toàn tỉnh đã có 94,84% hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 66,78% hộ dân nông thôn sử dụng nước máy đạt quy chuẩn Bộ Y tế.

Tỷ lệ cư dân nông thôn sử dụng nước máy cao chính là giải pháp xã hội hóa nước sạch đúng lúc.

Hiện tại, ở một số địa phương mô hình HTX, tổ hợp tác và DN đầu tư nước sạch đạt tỷ lệ rất cao như ở xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông) có đến 97,69% cư dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, trong đó 65,77% hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia.

Giải pháp xã hội hóa NS- VSMTNT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với 4 thành phần tham gia đầu tư nước sạch: DN Nhà nước, DN tư nhân, HTX, tổ hợp tác và cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương và địa phương đã mang lại thành công nhất định.

Từ 2011 đến nay tổng số lượng công trình NS- VSMTNT đầu tư đưa vào sử dụng là 29 công trình cấp nước tập trung và một công trình phân tán.

Mục tiêu của Tiền Giang đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 96,6%, trong đó sẽ có 75% cư dân được sử dụng nước máy đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm