| Hotline: 0983.970.780

Mở rộng lúa VietGAP

Thứ Tư 01/04/2015 , 09:32 (GMT+7)

Sau khi kết thúc dự án “Xây dựng mô hình SX lúa an toàn theo tiêu chuẩn GAP”, từ vụ ĐX 2011-2012 đến nay TP Cần Thơ vẫn duy trì và mở rộng cánh đồng VietGAP. 

Có DN liên kết SX và bao tiêu, nông dân bán lúa trong mô hình cao hơn 1.000 đ/kg so với SX lúa bên ngoài.

Ông Phạm Văn Quỳnh, GĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ cho biết, mục tiêu của mô hình ban đầu nhằm tập cho nông dân làm quen dần việc thực hành ghi chép sổ tay SX theo VietGAP về những vấn đề liên quan đến hoạt động SX của mình. Qua đó nhận ra những điều bất hợp lý trong quá trình sử dụng phân bón, thuốc BVTV để điều chỉnh hợp lý cho vụ sau.

Bỏ thói quen cũ

TP Cần Thơ có hơn 209.000 ha đất gieo trồng lúa, năng suất bình quân 57,1 tạ/ha, sản lượng lúa xấp xỉ 1,2 triệu tấn/năm. Trong đó 80% là gạo chất lượng cao. Tuy nhiên, do tập quán SX nhỏ lẻ manh mún, chưa theo quy trình kỹ thuật chung và khâu tồn trữ bảo quản sau thu hoạch chưa được nông dân quan tâm đúng mức.

Mặt khác muốn đảm bảo năng suất, một số nông dân còn lạm dụng thuốc BVTV, sử dụng nhiều loại thuốc với liều lượng cao, thuốc có phổ rộng đã hủy diệt hệ sinh vật tự nhiên, trong đó có nhiều loài có ích, tạo nguy cơ bùng phát dịch hại trên diện rộng.

Nông dân quen rửa bình phun, dụng cụ pha chế BVTV dưới mương, ao, kênh rạch, vứt bừa bãi bao bì, chai lọ đựng thuốc đã làm cho môi trường chung quanh bị ô nhiễm.

Trong SX lúa, ý thức trách nhiệm của nông dân đối với cộng đồng về sản phẩm của mình làm ra còn rất hạn chế. Việc bán sản phẩm chủ yếu dựa vào thương lái, giá cả rất bấp bênh, không truy tìm được nguồn gốc sản phẩm.

Vì vậy, nhằm giúp nông dân từ bỏ thói quen SX cũ, nâng cao năng lực thực hiện quy trình SX lúa an toàn theo tiêu chuẩn GAP là bước tiếp theo sau chương trình mở rộng cánh đồng mẫu. Đây là hướng phát triển tất yếu của hàng hoá nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

Theo Cục Trồng trọt, hiện ĐBSCL có 437 ha SX lúa theo VietGAP, so với diện tích canh tác lúa đạt 0,026%, so với tổng diện tích VietGAP lúa cả nước đạt 77,37%. Mô hình cánh đồng mẫu đã bước qua giai đoạn 2 là xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu (giai đoạn 1 là xây dựng mô hình cánh đồng mẫu).
Mục tiêu giai đoạn 3 sẽ hình thành được vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu SX theo VietGAP, xây dựng thương hiệu chất lượng lúa, gạo Việt Nam. Trong đó có 4 thương hiệu gạo chính gồm: Gạo trắng hạt dài Việt Nam, gạo thơm Jasmine Việt Nam, đặc sản Việt Nam và gạo VietGAP, GlobalGAP.

Việc này mang ý nghĩa xã hội rất lớn vì GAP giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người SX, bảo vệ môi trường và khi có sự cố xảy ra có thể truy tìm được nguồn gốc sản phẩm.

Từ cánh đồng mẫu đến VietGAP

Khởi đầu thí điểm mô hình cánh đồng mẫu từ vụ HT 2011, đến năm 2015 Cần Thơ duy trì và mở rộng tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền và quận Thốt Nốt với tổng diện tích 20.000 ha.

Song song đó, Chi cục BVTV và Trung tâm KN Cần Thơ bắt tay hướng dẫn nông dân ghi chép sổ tay SX theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng vùng SX lúa hàng hóa quy mô 50 ha có liên kết với DN tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo hàng hóa.

Trong 4 năm, từ 2011 - 2014 TP Cần Thơ đã xây dựng được vùng SX lúa hàng hóa quy mô 63 ha theo quy trình VietGAP được Trung tâm Quản lý chất lượng vùng 6 cấp chứng nhận (đầu tiên trong cả nước), tăng 13 ha so với mục tiêu đề ra.

Nông dân SX lúa VietGAP được hướng dẫn và ứng dụng thực hành trên đồng ruộng theo kỹ thuật “1 phải 5 giảm”. Lợi ích giúp nông dân giảm chi phí SX, tăng lợi nhuận. Kết quả SX giống lúa Nàng hoa 9 và DS1 cho năng suất tương đương với giống lúa Jasmine 85 nhưng giá bao tiêu cao hơn so với giống Jasmine 85 từ 800 - 1.000 đ/kg, với năng suất trung bình 7,8 tấn/ha, lợi nhuận tăng thêm 6,24 - 7,8 triệu đ/ha.

Với diện tích SX 63 ha, lợi nhuận tăng thêm cho Tổ hợp tác SX Đồng Vạn, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh (nhóm hộ nông dân thực hiện dự án) từ 393 - 491 triệu đồng.

Từ kết quả dự án ban đầu đã tạo mối liên kết giữa DN và nông dân. DN tham gia cung ứng vật tư đầu vào như Cty CP Phân bón Bình Điền, Cty Phân bón Năm Sao. Các DN tiêu thụ lúa cho nông dân với sản lượng 500 tấn/vụ gồm Cty Gentraco, Cty Trung An.

Thông qua dự án, nông dân đăng ký nhãn hiệu “Gạo thơm Đồng Vạn”, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận, tạo cơ hội giúp nông dân khẳng định thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất