| Hotline: 0983.970.780

Mổ xẻ chuyện tham nhũng ở Trung Quốc: 'Những con hổ tập đoàn Nhà nước'

Thứ Năm 16/02/2017 , 08:31 (GMT+7)

Một trong những đối tượng quan trọng bị đưa vào tầm ngắm trong chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc là các lãnh đạo tập đoàn nhà nước (SOE). Chính giới lãnh đạo SOE là “bản sắc”, là đối tượng tham nhũng “mang màu sắc Trung Quốc”. Chỉ riêng năm 2014, hơn 70 lãnh đạo cao nhất... 

Theo báo International Business Times, chỉ riêng năm 2014, hơn 70 lãnh đạo cao nhất của các SOE ở Trung Quốc bị điều tra tội tham nhũng.
 

Lãnh đạo “xuống”, cổ phiếu lên

Nếu điều này xảy ra ở các nước phương Tây, các cáo buộc tham nhũng sẽ làm giảm giá trị của các công ty liên quan. Nhưng ở Trung Quốc phức tạp hơn nhiều. Nếu coi phản ứng của thị trường chứng khoán là một dấu hiệu thì những gì diễn ra cho thấy các nhà đầu tư Trung Quốc có vẻ chẳng để ý nhiều đến thông tin một lãnh đạo SOE nào bị điều tra và nó cũng không mấy tác động đến quyết định đầu tư của họ.

16-10-53_chin-southern-irlines
Lãnh đạo hãng hàng không China Southern Airlines nằm trong “tầm ngắm”

 

Tính đến nay, đã có gần 200 lãnh đạo SOE bị kết án. Nhiều SOE này thuộc các lĩnh vực chiến lược như năng lượng và tài nguyên, tài chính, truyền thông và viễn thông.

Thông thường, các án tham nhũng thường ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty liên quan. Lý do: đó là bằng chứng cho thấy công ty không được điều hành tốt. Hơn nữa, danh tiếng và thương hiệu của công ty bị hoen ố, hủy hoại. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội Trung Quốc, có rất nhiều những yếu tố tiềm tàng khác tác động đến việc này.

Lãnh đạo các SOE thường có nhiều mối quan hệ mang tính chính trị. Truy tố, kết án họ, do đó, có thể là tín hiệu cho thấy họ, hoặc có thể là cả các công ty liên quan, đã mất đi sự bảo trợ của quan chức đỡ đầu nào đó. Hoặc là ngay cả quan chức đỡ đầu này cũng đã mất quyền lực.

Hơn nữa, tại Trung Quốc, các công ty có quan hệ với giới chính trị tốt có thể được vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn nhiều. Mất mối quan hệ với chính giới đồng nghĩa khả năng tài chính sẽ bị thu hẹp.

Tuy vậy, tin về các vụ tham nhũng không nhất thiết là tin xấu và cứ cho là nhân vật bị xử lý là có tội thực chứ không phải là hậu quả đấu đá chính trị như một số người nhìn nhận. Vì việc ông này mất chức đồng nghĩa là công ty lại có cơ hội tổ chức lại công việc quản trị và kinh doanh trong tương lai. Và thậm chí có người bị bắt còn khiến giá cổ phiếu của công ty tăng, điều chỉ có ở Trung Quốc.
 

Những SOE nào bị sờ gáy?

Theo tờ Financial Times, chỉ trong vòng 1 năm (2014 - 2015), các cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đã “điểm danh” công khai 115 quan chức của các tập đoàn nhà nước bao gồm cả những cái tên tầm cỡ toàn cầu như công ty dầu mỏ PetroChina, hãng hàng không China Southern Airlines, công ty Tài nguyên quốc gia Trung Quốc, tập đoàn Ô tô Đệ Nhất (FAW), tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec) lớn thứ 5 thế giới xét về doanh thu…

16-10-53_petrochin-pump
PetroChina, một trong các “ông lớn” SOE
 

Bởi vì những nhân vật này đều là đảng viên kỳ cựu, hầu hết họ đã “biến mất” mà nhiều người cho là họ đang phải chịu các hình thức kỷ luật của đảng ở một nơi nào đó. Họ có thể chịu giam giữ vô thời hạn mà không có xét xử, chịu các hình thức trừng phạt khắc nghiệt. Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình đã mở cuộc trấn áp tham nhũng dài nhất trong lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kể từ khi thành lập năm 1949.

Ông Tập đã cam kết sẽ “rút nanh” những “con hổ” lãnh đạo SOE. Theo thông báo chính thức của Ủy ban Giám sát kỷ luật Trung ương Trung Quốc, hơn 1/5 các “con hổ” SOE đã bị đánh “ngã ngựa” đến từ ngành năng lượng. Ngành này có quân số rất đông đảo và nắm số vốn hàng trăm tỷ USD.

Họ bị tố cáo là các ông vua con, thiết lập nên các lãnh địa riêng. Tầm ảnh hưởng to lớn của các công ty như Sinopec và PetroChina đối với chính sách của chính phủ đôi khi bị cho là một trong những lý do dẫn đến việc thực thi luật pháp về môi trường ở Trung Quốc rất yếu, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhưng ngành năng lượng cũng là căn cứ địa quyền lực của Chu Vĩnh Khang, nhân vật quyền lực nhất phải ra tòa trong đợt trấn áp tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Cho đến khi ông Tập lên nắm quyền cao nhất, họ Chu là thành viên Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất Trung Quốc, quản lý tòa án, cảnh sát, an ninh, dân quân tự vệ và tình báo.

Chính vì vậy, người ta cho rằng các nghi can tham nhũng trong ngành này có liên quan đến sự “sụp đổ” của Chu Vĩnh Khang. Những ngành có lãnh đạo cấp cao “dính đạn” bao gồm cơ điện, xây dựng, viễn thông, vận tải và tài chính.

“Do các ngành công nghiệp như năng lượng và viễn thông cung cấp các dịch vụ và sản phẩm thiết yếu, nắm trong tay số vốn khổng lồ và bởi các công ty này nắm giữ vị trí độc quyền... Chúng rất dễ dàng trở thành miền đất hứa cho việc ban phát chức vụ và lạm dụng quyền lực”, chuyên gia He Xiarong đến từ Viện Giám sát và Kỷ luật Trung Quốc nói với báo chí Trung Quốc.

Chính vì vậy, cho dù khả năng chủ tịch Tập “đánh hổ” trong các ngành năng lượng để tiêu diệt tay chân của Chu Vĩnh Khang là có thật, tình trạng tham nhũng do cơ chế sinh ra tại các tập đoàn nhà nước là điều khá rõ ràng.

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm