| Hotline: 0983.970.780

Mỏi mòn chờ công lý

Thứ Ba 23/11/2010 , 11:08 (GMT+7)

Vụ việc khá đơn giản thế nhưng đã kéo dài hơn 3 năm trải qua 3 lần xét xử đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

Vụ việc khá đơn giản thế nhưng đã kéo dài hơn 3 năm trải qua 3 lần xét xử đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

> Bị người cùng gia đình ''cưỡng đoạt tài sản''

Điều đáng nói, toàn bộ tài sản đứng tên chị Phạm Thị Vũ Hoàng đang bị chiếm dụng một cách bất hợp pháp nhưng cơ quan chức năng Đồng Tháp vẫn để mặc nhiên.

Khi PV NNVN trở lại Đồng Tháp xác minh vụ việc và chứng kiến cảnh mẹ con bà Mười lao vào dùng ghế sắt đánh đuổi dã man khi bà Hoàng vừa bước vào chính căn nhà được pháp luật công nhận hợp pháp của mình (xem ảnh). Theo bản án sơ thẩm số 03/2009/DS-ST của TAND TX Hồng Ngự (Đồng Tháp) do ông Phạm Văn Tựu làm chủ toạ xét xử ngày 3 và 10/7/2009, tại phiên toà bà Nguyễn Thị Mười cho rằng toàn bộ tài sản gồm nhà, xe hơi, xe máy… là của bà nhưng lại không lý giải được vì sao tài sản của mình lại để người khác đứng tên.

Toà án cũng chỉ nghe bà Mười và ông Phạm Quang Kỳ trình bày là có mượn 10 lượng vàng và 100 triệu của ông Kỳ để mua xe hơi. Tuy nhiên, tất cả đều không chứng minh được vì sao tài sản của mình lại để chị Phạm Thị Vũ Hoàng làm chủ sở hữu và không hề có uỷ quyền. Bi hài hơn, 25 món tài sản trong căn nhà số 51 Nguyễn Trãi của chị Hoàng, toà án còn nhận định: “Phần tài sản 25 món và các giấy tờ trong căn nhà số 51 Nguyễn Trãi… do xác định ngôi nhà của bà Mười và bà Mười không thừa nhận bà mua sắm”.

Thế nhưng toà vẫn tuyên bố: “Chưa có căn cứ chứng minh đây là tài sản của bà Hoàng mua sắm”. Về vần đề này, chị Hoàng cho biết: “Toàn bộ đồ đạc trong căn nhà của tôi đã mua. Tại toà bà Mười cũng không thừa nhận mình mua sắm, nếu không phải là của tôi thì chẳng lẽ đồ từ trên trời rơi xuống? Vậy mà không hiểu toà nghĩ gì mà nhận định “chưa có chứng cứ chứng minh” thì thiệt hết chỗ nói”.

Từ những nhận định của mình, toà án bác yêu cầu chị Hoàng đòi bà Mười và các anh Phạm Quang Kỳ, Phạm Quang Tuấn trả lại căn nhà số 51 Nguyễn Trãi gắn liền với đồ đạc; 1 xe ô tô biển số 66S - 4301 và giấy chứng nhận xe, 25 món tài sản…mà giao toàn bộ tài sản trên cho bà Mười sử dụng (kể cả tài sản 25 món đồ đạc trước đó tại toà bà Mười không thừa nhận do mình mua sắm). Toà cũng tuyên các đương sự đến cơ quan chức năng đăng ký thay đổi được cấp lại giấy tờ nhà, đất, xe…

Quá bất bình về bản án oan sai, thậm chí có dấu hiệu được bao che của toà án TX Hồng Ngự, chị Hoàng kháng cáo bản án. Ngày 30/10/2009, TAND tỉnh Đồng Tháp đưa vụ việc ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. TAND tỉnh Đồng Tháp nhận định, ngày 18/10/2007 xảy ra vụ việc bà Mười cùng các anh Tuấn, Kỳ chặn đường chị Hoàng đi từ Tân Hồng về Hồng Ngự và chở thẳng về nhà số 51 Nguyễn Trãi (nhà chị Hoàng). Tại đây bà Mười, các anh Tuấn, Kỳ có hành động lấy 2.500 USD, 1,6 triệu đồng, 1 điện thoại di động của chị Hoàng và từ đó chị Hoàng không còn ở trong nhà này được nữa mà phải đi ở nhờ.

Về căn nhà bà Mười cho rằng bỏ tiền ra mua và cho chị Hoàng đứng tên quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở là chưa có căn cứ. Bởi trong lời khai của bà Mười cùng các đương sự có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có nhiều mâu thuẫn. Hơn nữa chị Hoàng được cơ quan chức năng chứng nhận việc giao dịch mua bán nhà đất, cũng như việc cải tạo xây dựng và được cấp sổ hộ khẩu đứng tên chủ hộ tại số nhà 51 Nguyễn Trãi vào ngày 26/4/2000.

Về chiếc xe ôtô biển kiểm soát 66S-4301 chị Hoàng mua ngày 2/7/2007, HĐXX nhận định bà Mười bỏ ra 100 triệu và 10 lượng vàng (vay của anh Kỳ) là không có đủ căn cứ chứng minh. Từ nhận định trên TAND tỉnh Đồng Tháp đã tuyên buộc bà Mười, các anh Tuấn và Kỳ có trách nhiệm trả lại cho chị Hoàng căn nhà số 51 Nguyễn Trãi cùng giấy tờ nhà, ô tô cùng xe gắn máy, 2.500 USD, 25 món tài sản trong căn nhà 51 Nguyễn Trãi…

Ngỡ tưởng bản án thấu tình đạt lý sẽ chấm dứt bao năm trời phải chịu đựng cay đắng, bất công của chị Hoàng nào ngờ ngày 16/12/2009 bà Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao có công văn số 77/VKSTC - V5 yêu cầu hoãn thi hành bản án trong 90 ngày kể từ ngày ra quyết định. Ngày 16/4/2010 cũng chính bà Thuỷ Khiêm ra Quyết định số 48/QĐ-NKGĐT – V5 kháng nghị bán án phúc thẩm số 389/2009 ngày 31/10/2009 của TAND tỉnh Đồng Tháp theo trình tự giám đốc thẩm.

Sau đó, ngày 24/6/2010 TAND Tối cao đã đưa vụ việc ra xét xử và tuyên huỷ hai bản án gồm sơ thẩm số 03/2009/DS-ST ngày 10/7/2009 của TAND TX Hồng Ngự và bản án phúc thẩm số 389/2009/PTDS ngày 30/10/2009 của TAND tỉnh Đồng Tháp. Vụ việc được giao lại cho TAND TX Hồng Ngự xét xử lại từ đầu theo trình tự sơ thẩm. Như vậy, thêm một lần nữa chị Phạm Thị Vũ Hoàng lại mỏi mòn chờ công lý một sự việc tưởng chừng đã hai năm rõ mười.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm