Thứ sáu, 29/03/2024 | 00:18 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 14:00, 06/06/2016

Mỗi năm, Đà Lạt cung cấp 1.200 tấn dâu tây tươi

Trong tổng số 132ha dâu tây có hơn 15ha được sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đạt sản lượng 226,5 tấn/năm, chiếm 11,4% diện tích.

Sở NN- PTNT Lâm Đồng cho biết, đến tháng 6/2016, diện tích canh tác dâu tây trên địa bàn TP Đà Lạt và vùng lân cận là 132ha, năng suất trung bình đạt 92,3 tạ/ha/năm, sản lượng 1.218 tấn/năm.

Trong tổng số 132ha dâu tây có hơn 15ha được sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đạt sản lượng 226,5 tấn/năm, chiếm 11,4% diện tích. Ứng dụng công nghệ cao đã giúp các tổ chức, cá nhân chủ động áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát dịch hại tốt, tạo ra sản phẩm dâu tây đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Năng suất dâu tây tăng gấp 2 lần so với sản xuất truyền thống, đáp ứng 18,6% sản lượng, tăng giá trị sản phẩm từ 5 - 10 lần so với dâu tây sản xuất theo lối truyền thống. Dâu tây có thể hái ăn ngay tại vườn mà không cần lo lắng dư lượng thuốc BVTV.

Cũng nhằm đảm bảo dâu tây an toàn, định kỳ hàng tháng Chi cục BVTV tỉnh lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc BVTV, phân tích định tính 2 nhóm thuốc lân hữu cơ và carbamte với bộ dụng cụ GT - Testkit của Thái Lan. Từ đó, Chi cục khuyến cáo các cơ sở sử dụng thuốc BVTV hợp lý, tuân thủ đúng thời gian cách ly.

Trong 5 tháng đầu năm, Chi cục BVTV đã kiểm tra, phân tích 40 mẫu, kết quả cho thấy các chất độc hại có trong trái dâu tây đều trong ngưỡng an toàn.

Hoàng Hạnh- TS

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm