| Hotline: 0983.970.780

Mỗi tỉnh một lợi thế

Chủ Nhật 12/02/2012 , 08:50 (GMT+7)

Mô hình CĐML đã đem lại hiệu quả cao và mỗi tỉnh, thành có một lợi thế riêng.

* Lãi từ 22- 33 triệu đồng/ha/vụ

Năm 2012, ngành nông nghiệp các tỉnh thành ĐBSCL bắt tay mở rộng cánh đồng mẫu lớn (CĐML), mục tiêu đến năm 2013 tăng lên 100.000- 200.000 ha. Mô hình CĐML đã đem lại hiệu quả cao và mỗi tỉnh, thành có một lợi thế riêng.

Ông Phạm Văn Quỳnh, GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, cho biết: Trong vụ ĐX 2012 Cần Thơ đã mở rộng diện tích CĐML được 1.468 ha ở các huyện: Vĩnh Thạnh 400 ha, Cờ Đỏ 548 ha, Thới Lai 420 ha và quận Thốt Nốt 100 ha. Trong CĐML, các TBKT được áp dụng một cách đồng bộ, từ đó rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất lúa giữa các hộ nông dân, nâng cao năng suất bình quân toàn vùng. Đây cũng là con đường ngắn nhất để tái cơ cấu SX, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững thông qua liên kết với DN cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Ở huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) mô hình CĐML được hình thành trên nền tảng tổ hợp tác, nông dân SX theo đúng quy trình, sử dụng cùng một loại giống Jasmine 85 và xuống giống đồng loạt. Ngoài ra, nông dân ứng dụng các tiến bộ KHKT “3 giảm 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, SX và sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý rầy nâu. Liên kết với DN cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân phải kể đến Cty Phân bón Bình Điền, Cty TNHH MTV Đạm Phú Mỹ, Cty Điền Vạn Lợi. Các DN bao tiêu lúa gồm Cty CP Gentraco, Cty TNHH Trung An, Cty CP Mê Kông, Cty CP XNK An Giang (Angimex).

Ông Phạm Thái Bình, TGĐ Cty TNHH Trung An (quận Thốt Nốt) cho biết: Đây là lần đầu tiên Cty tham gia bao tiêu hơn 400 ha lúa trong CĐML ở xã Thới Xuân và Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ. Từ đầu vụ đến nay, Cty luôn theo dõi sát nông dân xuống giống và chăm sóc lúa. “Chúng tôi đã lên kế hoạch tiến độ thu hoạch lúa ĐX nhằm tránh tình trạng bị động trong khâu phơi sấy”, ông Bình nói.

Ông Lê Minh Phương, PGĐ ngành lương thực, Cty CP BVTV An Giang cho biết: Mô hình liên kết CĐML đang triển khai ở 9 vùng nguyên liệu với 684 nông hộ tham gia diện tích 1.600 ha. Các giống lúa chủ yếu là OM 4218, OM 2517, Jasmine. Giá bán được niêm yết theo giá thị trường hằng ngày và nông dân khi mang lúa đến kho có quyền ký gửi hay bán tùy ý, miễn sao thấy có lãi nhất. Đây chính là cái mới và điển hình của cách làm ăn bình đẳng. Qua kiểm định độc lập của Trung tâm Nghiên cứu NN- PTNT (Trường Đại học An Giang) cho thấy, mức thu nhập của bà con nông dân tham gia mô hình khá cao, từ 22- 33 triệu đồng/ha/vụ.

Nông dân Trần Văn Ba ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành (An Giang) cho biết: Đây là năm thứ hai tham gia CĐML, đầu ra rất yên tâm nhờ được DN bao tiêu. Theo ông Ba, có 3 cái lợi từ mô hình này là chi phí SX giảm khoảng 3 triệu đồng/ha/vụ, nông dân tiếp cận quy trình SX mang tính bền vững, kỹ thuật cao.

Ông Nguyễn Thành Hưởng, GĐ Trung tâm KN- KN Đồng Tháp cho biết: Trước đây, Sở NN- PTNT đưa ra đề án tổ chức được cánh đồng theo chuẩn XK, còn gọi là CĐML. Qua 3 năm thực hiện, từ 2008- 2011, tỉnh đã xây dựng CĐML ở các HTX Tân Cường (Tam Nông) với diện tích 430 ha, 273 hộ tham gia, HTX Thắng Lợi (huyện Tháp Mười) với diện tích 260 ha, 120 hộ tham gia, cánh đồng 959 kinh tế quốc phòng 118 ha. Từ khi tham gia CĐML, nông dân ứng dụng kỹ thuật tốt hơn, họ sử dụng chủ yếu giống xác nhận. Trong vụ lúa ĐX 2011-2012 toàn tỉnh có 2.000 ha thực hiện CĐML.

Ông Hưởng cho biết thêm: Để tạo ra phương pháp SX hiện đại, ngoài ứng dụng cánh đồng một giống, nông dân còn ứng dụng sạ hàng, giảm được chi phí đầu tư, lúa ít sâu bệnh. So với sạ tay như trước đây, nông dân tiết kiệm khoảng 80- 100 kg giống/ha, đồng thời áp dụng kỹ thuật để bón phân cân đối hơn, giúp lượng phân giảm đáng kể. Từ khi nông dân áp dụng quy trình SX lúa theo hướng hiện đại, họ an tâm hơn rất nhiều trong SX lúa.

Ông Hoàng Trung Kiên, GĐ Trung tâm KNKN Kiên Giang cho biết, để mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn thì cần phải đầu tư khép kín hệ thống, đảm bảo chủ động được tưới tiêu để nông dân xuống giống đồng loạt. Tập trung tuyên truyền, tập huấn cho nông dân thay đổi tập quán SX, nhất là thay đổi về cơ cấu giống. Nhìn chung, khi triển khai CĐML ở Kiên Giang nông dân rất phấn khởi, chi phí đầu tư giảm. DN tham gia cung cấp đầu vào như phân bón, thuốc BVTV cũng tích cực tham gia.

Trong năm 2011 tỉnh Kiên Giang đã xây dựng CĐML với diện tích gần 500 ha, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực. Từ thành công đó, vụ ĐX 2011- 2012, ngành đã mở rộng diện tích CĐML lên 1.320 ha, tập trung ở những địa phương trọng điểm về SX lúa của tỉnh như Tân Hiệp, Giồng Riềng, Hòn Đất, Gò Quao, Châu Thành và TP Rạch Giá.

Còn tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp cũng đang tập trung nhân rộng mô hình CĐML ở các huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy với diện tích khoảng 500 ha. Ông Lê Văn Đời, PGĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, mô hình CĐML đã được tỉnh khởi động từ các vụ lúa trong năm 2011. Trước mắt, tỉnh sẽ tập trung đột phá ở các khâu như thay đổi cơ cấu giống, đầu tư thủy lợi, cơ giới hóa và liên kết SX. Nhìn chung, mô hình CĐML đã đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước hình thành vùng chuyên canh lúa hàng hóa chất lượng cao phục vụ XK của tỉnh, khép kín quy trình SX lúa từ đầu vào đến đầu ra.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.