| Hotline: 0983.970.780

Môi trường kinh doanh ở Việt Nam tăng 10 bậc

Thứ Ba 29/03/2011 , 14:48 (GMT+7)

Xếp hạng môi trường kinh doanh ở Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2009, đứng ở mức 78/183 nước.

Tăng 10 bậc so với năm 2009 lên hạng 78/183 nước, đứng thứ 4/10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh, đó là những bước tiến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2010.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa được công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2010.

Báo cáo nhận định, Việt Nam đã có những cải thiện về môi trường kinh doanh trong năm 2010, tiến 10 bậc so với năm 2009 (đứng thứ 78/183 nước) và đứng thứ 4 trong số 10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh. Trong đó phải kể đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao 6,78%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với năm 2009.

Ngoài ra, việc cải thiện môi trường pháp lý với những thay đổi quan trọng liên quan đến gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp cụ thể là sự ra đời của Nghị định 43 về đăng ký kinh doanh và một số văn bản luật liên quan đến doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực. Có thể nói nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện, số lượng DN đăng ký mới tiếp tục gia tăng. Tính đến hết năm 2010, tổng số DN đăng ký thành lập đã đạt 544.394 DN vượt mục tiêu đề ra của Chính phủ là 500.000 DN.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, Báo cáo cũng chỉ ra những yếu tố tác động không tốt đến hoạt động của DN trong năm 2010 như lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao cùng với tình trạng lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn tăng cao.

Một số chuyên gia cho rằng những bất lợi xuất phát từ tình trạng nền kinh tế luôn phải đối phó với tình trạng nhập siêu, bội chi ngân sách ngày càng gia tăng, sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chưa nhịp nhàng, năng lực dự báo còn hạn chế.

Điểm sáng của thu hút FDI là việc tốc độ giải ngân vốn thực hiện được cải thiện đáng kể .Tuy nhiên, mục tiêu dự kiến ban đầu trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 lại không đạt được và xu hướng đầu tư vào kinh doanh bất động sản vẫn cao.

Những điểm yếu chung về nội tại như cơ sở hạ tầng, giao thông phục vụ sản xuất kinh doanh, cung cấp điện, năng suất lao động thấp hay những bất ổn từ kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không tốt tới môi trường kinh doanh.

Phát biểu tại Lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, môi trường kinh doanh được cải thiện là nhờ những nỗ lực rất lớn, từ việc thực hiện một cách rộng rãi và quyết liệt Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.

Ngoài ra, việc cải thiện môi trường pháp lý với những thay đổi quan trọng liên quan đến gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là về đăng ký kinh doanh cũng đã góp phần giúp môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt.

(Theo VnMedia)

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm