| Hotline: 0983.970.780

Mong con ra đi trước mẹ!

Thứ Tư 10/08/2011 , 11:20 (GMT+7)

Một tài liệu của tỉnh Quảng Trị báo cáo lên cấp trên vào năm 1968 cho hay, có 1.500 ha rừng, hoa màu đã bị chết do chất độc da cam. Gần 2.000 người chết do nhiễm độc quá nặng...

Một tài liệu của tỉnh Quảng Trị báo cáo lên cấp trên vào năm 1968 cho hay, có 1.500 ha rừng, hoa màu đã bị chết do chất độc da cam. Gần 2.000 người chết do nhiễm độc quá nặng. Vùng Cùa mà nay là hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa của huyện Cam Lộ được xem là cái túi đựng chất độc da cam.

Trở lại Cam Lộ, anh Đặng Bá Vinh, cán bộ chính sách xã hội xã Cam Chính cho biết xã này có hơn 200 gia đình có người bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin.

Chúng tôi đến nhà ông Lê Văn Luận ở thôn Trung Chỉ. Người đàn ông ngoài 70 tuổi này nghẹn ngào khi kể về con cháu của mình đã không may bị nhiễm phải chất độc da cam/dioxin. Ông Luận nguyên là du kích xã Cam Chính, bám trụ tại đất này suốt những năm chiến tranh. Hoà bình lập lại, ông Luận lấy vợ sinh con. Ai ngờ, người con gái của ông tên Lê Thị Hà đã trở thành nạn nhân da cam đầu tiên trong gia đình.

Con gái của ông Luận không bị di chứng da cam nặng lắm nên chị vẫn lấy chồng. Điều chị không bao giờ mong đã đến. Các con của chị là thế hệ thứ 3 nhưng lại nhiễm di chứng chất độc da cam nặng nề nhất. Cháu gái đầu mới ra đời đã mù mắt, không biết gì. Sống lay lắt với bệnh tình được 4 năm rồi cháu cũng phải trút hơi thở cuối. Vài năm sau chị lại sinh con. Rồi đứa con thứ hai ra đời cũng bị mù cả hai mắt, người mỗi ngày cứ teo tóp dần chứ không chịu lớn. Kể từ đó vợ chồng chị Hà không bao giờ dám nghĩ đến chuyện sinh thêm con. Mỗi ngày thấy con cái người ta mắt sáng, mạnh khoẻ, được đến trường để học hành, nhìn con mình hẩm hiu, chị Hà không cầm được nước mắt.

Cũng là thân phận của những gia đình có người thân bị di chứng chất độc da cam/dioxin song với bà Trần Thị Mít ở thôn Phương An 2, xã Cam Nghĩa thực sự bi đát nhất, ngột ngạt. Ông Nguyễn Văn Lộc, chồng bà Mít, năm nay 67 tuổi, thân hình chỉ có da bọc xương. Còn bà Mít 62 tuổi thì đôi mắt quầng sâu, mấy chục năm rồi chưa có đêm nào ngon giấc ngủ. Bà nhớ lại: “Ngày mới về thôn Phương An 2, đất đai ở đây bị nhiễm độc mà khô sém lại như gặp hạn lâu ngày. Do không biết nên gia đình tôi dựng nhà định cư. Người con trai đầu tôi sinh ra lành lặn. Song ba người con sau tất cả đã bị tật nguyền, nay một cháu đã chết". 

Hàng ngày bà Mít không thể nào rời xa hai người con trai bị bệnh của mình

Hai người con trai của bà Mít, một người sinh năm 1982, người còn lại sinh năm 1988. Mấy chục năm nay vợ chồng bà Mít không thể đi làm gì được, suốt ngày phải ở nhà chăm hai đứa con trai bị bệnh. Không ai cơ cực như bà Mít. Các con của bà không phát triển được trí tuệ, người dị dạng. Suốt ngày bò lê, lết quanh nhà, kêu la hò hét mỗi lần lên cơn động kinh. Chỉ có tấm lòng bao dung của cha mẹ các nạn nhân mới chịu đựng được. Nhưng có lẽ sự chịu đựng ấy cũng đã cạn kiệt với ông bà.

Ở tuổi già, họ không còn sức để nuôi con. Bà Mít có một ước muốn mà không phải người mẹ nào cũng can đảm nói ra được. “Biết là máu thịt của mình song tôi muốn cháu được ra đi sớm hơn vợ chồng tôi. Nếu một mai vợ chồng tôi tuổi già, sức yếu mà ra đi trước thì lúc đó nỗi đau chắc còn nặng trĩu hơn nhiều với người ở lại”.

Người ở lại mà vợ chồng bà Mít muốn nói ở đây là anh Nguyễn Văn Tịnh, người con trai đầu của ông bà, người may mắn không bị di chứng chất độc da cam. Vợ chồng bà Mít chảy dài nước mắt khi nói về anh Tịnh. Ông bà xem anh Tịnh như là đấng cứu thế của gia đình. Mọi khó khăn khổ nhọc của gia đình cơ hàn này đều đổ lên đầu anh Tịnh.

Bà Mít chậm rãi từng lời khi nói về Tịnh: "Tuổi thanh niên của thằng Tịnh bất hạnh lắm. Lớn lên ở làng họ thấy gia đình tôi có 6 người thì hết 5 đã nhiễm chất độc da cam, chỉ còn lại Tịnh. Nên Tịnh đi tìm hiểu yêu đương lấy vợ đến đâu cũng bị các gia đình từ chối. Có nhiều lần Tịnh cũng tìm được người yêu tại quê nhưng khi người con gái về đặt vấn đề với bố mẹ thì lại bị bố mẹ dứt khoát ngăn cấm". Bà nói nhìn con gặp khó khăn trong khi đi tìm vợ mà thương con đứt ruột. Cuối cùng, bà nói với con phải rời xa quê hương, vào miền Nam làm ăn mới mong tìm được vợ.

+ Ông Nguyễn Văn Hoan, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Cam Lộ, cho biết toàn huyện có 857 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, 1.785 người bị phơi nhiễm, chưa kể số nạn nhân đã chết. 

+ Theo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Từ năm 1961 - 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, xuống gần 26.000 thôn bản tại Việt Nam với diện tích 3,06 triệu ha.

Đầu năm 1993, trước ngày xúi con vào Nam, bà Mít bán con heo đang nuôi trong chuồng được 120 đồng. Cầm ngần ấy tiền từ tay người mẹ qúa nghèo khổ, Tịnh nhìn mẹ mà không nói nên lời. Lần đầu đi xa mà lại mang theo một nhiệm vụ quan trọng là đi tìm vợ thật là quá khó khăn với một chàng trai làng. Rồi số phận đưa đẩy Tịnh dừng chân lại tỉnh Gia Lai, xin làm thuê trồng cà phê cho một chủ trang trại.

Dấu biệt tăm tích của mình, sau bốn năm ở Gia Lai, Tịnh đã có người yêu, chị là Nguyễn Thị Đào, sinh năm 1979, ít hơn Tịnh 8 tuổi. Sau một thời gian yêu nhau hai người đã làm đám cưới tại Gia Lai. Ngày Tịnh gửi tin vui về nhà báo cho bố mẹ mình sắp cưới vợ ông bà không tin nổi vào tai mình. Họ im lặng đợi chờ và mong ngày hạnh phúc của con trai được diễn ra trong bình yên.

Bà Mít nhớ lại: “Khi con Đào về thăm nhà chồng lần đầu tui cứ sợ sau khi trở lại Gia Lai nó sẽ bỏ con trai của mình vì không chịu đựng nổi hoàn cảnh gia đình chồng. Con Đào quá tốt bụng, chẳng những không bỏ con tui mà con động viên thằng Tịnh sớm sắp xếp đưa cả nhà trở về quê làm ăn để giúp đỡ bố mẹ”.

Bây giờ bà Mít trông nhờ vào vợ chồng Tịnh. Bản tính siêng năng lao động nên vợ chồng Tịnh cũng lo được cho gia đình mình có có cuộc sống ổn định rồi còn giúp thêm bố mẹ nuôi hai em tàn tật. Bà Mít nói  rằng: “Nếu không có Tịnh, gia đình tôi chết từ lâu rồi”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm