| Hotline: 0983.970.780

Mộng du

Thứ Tư 04/04/2018 , 09:05 (GMT+7)

Trước khi kể câu chuyện liên quan đến ô-sin, xin kể một chút về “lý lịch trích ngang” của gia đình Tập – Thư.

Tập tuy chỉ là một công chức nhưng tính tình có vẻ nghệ sĩ, đôi lúc lơ mơ, lắm khi đãng trí, đến nỗi vợ nhắc nhở mãi cũng hóa nhàm, đành thôi và coi như một cố tật của chồng. Bởi thực ra nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình, nhất là về kinh tế, nên cái tinh nghệ sĩ nửa mùa của Tập mặc nhiên được chấp nhận.

Thư là một cô vợ đảm đang, chỉn chu và phải nói là tài năng. Thư thuê một gian nhà mặt tiền để bán quần áo. Không chỉ bán lẻ, Thư còn bỏ mối bán buôn cho khách. Nhờ thế, thu nhập cũng khá. Và cũng may có nguồn thu nhập này, chứ nếu trông vào lương công chức của chồng, thì như Thư nói “có mà toi”. Ấy cũng là một cách bù trừ của tạo hóa.

Cửa hàng của Thư không phải bán sớm nhưng buổi tối thường tám, chín giờ mới đóng cửa. Bởi vậy, Thư phải thuê người giúp việc là điều đương nhiên. Người giúp việc vừa đưa đón bọn trẻ tới trường, vừa nội trợ, dọn dẹp. Nói chung cần người đảm đang, có sức khỏe.

Việc tìm ô-sin, tới nay Thư đã phải thay đi đổi lại ba, bốn lần vẫn chưa ổn. Trong lúc Thư có vẻ nản, thì bỗng được giới thiệu một bà khỏe khoắn, hiền lành và nhất là thật thà. Còn ưu điểm nữa là nấu ăn khéo, khiến Thư rất ưng ý. Qua hai tuần thử, mọi việc đều có vẻ ổn, Thư hài lòng lắm. Thế là bà Cải – tên bà ta được Thư “duyệt” nhận “chức” ô-sin.

Thực ra gọi “bà” với người giúp việc này thì hơi quá vì tuổi mới chỉ hơn ba mươi, nhỏ nhắn, khuôn mặt dễ coi, và như các cụ nói, dáng người “mỏng mày hay hạt”. Buổi sáng, ô-sin đưa hai đứa con của Thư đến trường. Buổi chiều thổi cơm xong, lại đi đón hai đứa. Việc nào việc ấy, rất chu đáo.

Ở được hai tuần, Thư không phát hiện ra sai sót gì, còn ưu điểm thì vượt trội. Cũng nhờ có ô-sin mà mấy đứa trẻ ăn không phải dỗ, hôm nào suất cơm cũng hết veo. Thư cảm thấy hài lòng lắm, định bụng cho hết tuần thứ ba, sẽ ký hợp đồng lâu dài với người giúp việc này.

Nhưng đến gần hết tuần thứ ba bỗng xảy ra sự cố. Chuyện là, để tiện việc dọn hàng vào sáng hôm sau, Thư bố trí cho ô-sin ngủ ngay tầng một, hai đứa con ở tầng hai, còn vợ chồng Thư lên tầng ba. Không biết đây là ưu điểm hay nhược điểm của ngôi nhà xây nhiều tầng, mà lại ít người ở?

Nhưng sự cố không phải do nhà nhiều tầng. Cái sự cố, là Tập bỗng dưng sinh bệnh. Cứ cỡ nửa đêm về sáng, phát bệnh mộng du. Mới đầu chỉ đi quanh phòng. Rồi sau đó, đi xuống tầng hai. Sau đó nữa, đi lòng vòng xuống tầng một. Xuống rồi lại lên. Lên rồi lại xuống. Mỗi lần mộng du, cứ phải hàng tiếng đồng hồ. Dường như khi đi đủ “cơ số”, thì anh chàng mới nhẹ nhàng nằm xuống bên vợ và ngủ thiếp đi cho đến sáng.

Những ngày đầu, Thư lo đến phờ phạc cả người. Có người xui, Thư đã định đi xem bói, đội bát nhang để giải hạn. Có lúc lại đến gặp bác sĩ tâm thần để tư vấn. Cuối cùng thì Thư cũng tìm ra cách để tìm hiểu căn nguyên cái bệnh mộng du quái quỷ của chồng. Một đêm, chờ cho Tập lơ mơ ra khỏi phòng, Thư rón rén đi theo. Cuối cùng thì bí mật cũng được “bật mí”.

Hôm sau, cùng vào lúc nửa đêm về sáng, Tập ngồi dậy, rồi như có ma quỷ xui khiến, Tập lại lặng lẽ rời khỏi phòng ngủ. Lúc này Thư vẫn vùi trong chăn, nhưng nói vọng ra, giọng ráo hoảnh: “Thôi đừng mộng du nữa. Cái cô ô-sin thiên thần bé nhỏ của anh, tôi đã cho “bay” sáng nay về quê rồi”.

Hình như sững người một lúc, rồi anh chồng vẫn lò dò đi. Chỉ khác là lần này mới xuống đến tầng hai, đã quay lên. Rồi lặng lẽ chui vào chăn, ngủ tiếp. Những ngày sau, cô vợ thay cô ô-sin “mỏng mày hay hạt” bằng một bà đã ngũ tuần, tuy xấu xí nhưng khỏe mạnh.

Cũng từ hôm ấy, anh chồng khỏi hẳn căn bệnh mộng du. Ngủ một mạch cho tới sáng.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm