| Hotline: 0983.970.780

Mong mỏi một lời khuyên

Thứ Tư 22/09/2010 , 11:19 (GMT+7)

Đây là lần đầu tiên cháu đọc Báo NNVN với chuyên mục TVGĐ, vì thế cháu muốn email cho cô để mong cô cho cháu một lời khuyên.

Ảnh minh họa
Cô Dạ Hương kính mến!

Đây là lần đầu tiên cháu đọc Báo NNVN với chuyên mục TVGĐ, vì thế cháu muốn email cho cô để mong cô cho cháu một lời khuyên.

Cháu được sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em. Anh đầu cháu đi làm trong Nam; chị thứ hai cháu đang làm ở một công ty gần xã; còn lại là cháu, một người bị khiếm thính từ khi cháu mới chuẩn bị lên lớp 2. Cô ơi, vừa rồi cháu thi đại học xong và ra viện Tai - Mũi - Họng để khám tai; các bác sĩ bảo rằng cháu phải tập nghe máy lại cho đến suốt đời, nhưng cháu nghĩ lại đeo máy nghe vào không rõ gì cả và cháu đành chấp nhận là không đeo nữa.

Cô ạ, khi biết cháu đậu trường cao đẳng ở Hà Nội, nhưng cháu cũng không biết có được đi học hay không? Vì cháu nghĩ khi khám sức khỏe  thấy cháu không nghe được thì nhà trường chắc không nhận vào học đâu. Cháu cảm thấy quá buồn lắm. Vậy cháu phải làm thế nào đây cô? Họ có cho cháu học không? Và cháu nên học ở trường nào phù hơp với cháu đây? Kính mong cô cho cháu một lời khuyên.

Xin cô không đưa email của cháu lên báo

Cháu thương mến!

Cháu không nói rõ hồi năm lớp 2, tự dưng cháu bị điếc là vì sao. Vậy là không phải bẩm sinh rồi. Bị viêm tai ư, một tai nạn ư? Cô thấy hình như việc khám còn sơ sài. Đáng lẽ phải chữa ngay từ hồi bé ấy. Nhưng chắc nhà ta ở xa xôi heo hút và nghèo, đúng không cháu?

Cháu đã học được những 10 năm, đã tốt nghiệp PTTH, cớ sao lại sợ vào cao đẳng khi đã trúng tuyển. Cháu học rất khá đấy. Phải đeo máy trợ thính để tai mình không quá sức. Có máy trợ quá trình điếc nặng sẽ chậm hơn. Cô cũng nghĩ cháu ngại xuất hiện ở môi trường đại học với cái máy đeo có dây loằn ngoằn bên tai. Nhưng cháu phải có nghề gì để mưu sinh chứ. Cháu cân nhắc kỹ thêm đi, nhà trường không dám chê những người khiếm thính, như vậy là phạm luật. Đành rằng cháu sẽ chật vật hơn người nhưng cháu đã cố được 10 năm, đã thấy bến bờ rồi, cố lên cháu nhé.

Càng ở môi trường đô thị, cơ hội cho những người khuyết tật càng nhiều, cháu đừng lo. Nhất định cháu sẽ tìm thấy bạn giống mình, sẽ thấy những câu lạc bộ cho những người thiếu may mắn, họ sẽ giúp và động viên cháu. Qua Báo NNVN, cô từng làm quen với CLB những người phụ nữ khuyết tật, cháu mở Google và sẽ tìm ra địa chỉ đấy. Ở đó có những phụ nữ ngồi xe lăn mà làm giáo viên tiếng Anh. Có chị chủ nhiệm đi xe lăn mà biết 3 ngoại ngữ, chồng con êm ấm, đàng hoàng và rất hay được mời đi nước ngoài nữa. Đừng quá lo cháu nhé.

****************************************************************************************************************** 

Cô Dạ Hương kính mến!

Em là sinh viên khoá đầu ngành sư phạm, cái ngành mà cũng nhiều người thích đi phải không cô? Nhưng ngịch lí là em không muốn đi một tí nào cả, nhưng em bắt buộc phải đi vì điều kiện kinh tế gia đình. Với lại vì mong muốn của gia đình nữa, nhất là cha của em nên em phải đi ngành sư phạm này.

Em thì đang phân vân là mình có thích hợp với ngành này không. Em nghĩ là năm sau mình có nên thi lại không và nếu bỏ ngành này thì sao? Bao nhiêu tiền bạc cha mẹ cho mình một năm chẳng lẽ đổ ra sông đổ biển cả và bao nhiêu sự kì vọng của cha mẹ thì sao?

Em đang rất phân vân là mình nên ôn lại một năm nữa. Cô hãy cho em một lời khuyên đi.

Em xin được giữ lại địa chỉ email này

Em thân mến!

Cô không hiểu cụm từ "sinh viên khóa đầu ngành sư phạm" là sao? Em đăng ký ở một trường đại học tư nhân mới mở và em đỗ khóa đầu, đúng không? Cha mẹ hay thích con gái đi sư phạm cho nhàn, cho ổn, còn em không thích thì thôi. Nhưng nếu đã đỗ thì nên học, lấy bằng xong, mình sẽ đi ngành khác và học tại chức bằng thứ hai. Trong làng báo cô thấy có rất nhiều người đi sư phạm mà không theo dạy, cũng đâu có sao.

Ở nhà một năm để thi lại ngành khác, chưa chắc em đủ nghị lực để làm. Cha mẹ trách cứ, dư luận nói ra nói vào, bạn bè mình đã đổ xô đi học hết, mình còn lục tục, không nên. Trong thi cử, còn có yếu tố may mắn nữa. Em đã thi đậu một cách may mắn, có đúng thế không? Không nghề nào trọng, không nghề nào bị khinh, nhất nghệ tinh nhất thân vinh, nhớ đấy. Giống như lấy vợ lấy chồng, nghề nghiệp đến với mình nhiều yếu tố ngẫu nhiên, làm rồi sẽ quen và sẽ thấy nó hay hay, chắc chắn vậy.

Có điều, cô thấy em sai chính tả khủng khiếp, những từ đơn giản mà cũng sai thì coi chừng em đi lạc vào ngành sư phạm đó nhá. Các thầy cô không rèn cho các em viết đúng và phát âm đúng tiếng Việt, vì bản thân các thầy cô cũng sai vì coi thường sự đúng. Hậu quả là tiếng Việt xuống cấp thê thảm, đó là sự báo động cho quốc gia về văn hóa, tinh thần, lẽ sống, tình yêu.

Tự học không bao giờ là muộn, em phải cố đọc báo đọc sách để nâng tiếng Việt của mình lên, em nhé.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm