| Hotline: 0983.970.780

Mong muốn trở thành trung tâm sản xuất giống

Thứ Hai 11/04/2016 , 13:35 (GMT+7)

Cũng đi theo hướng "cởi trói", mở cửa hết cỡ để nông dân tiếp cận thoải mái với giống mới, cùng với Bình Định, Quảng Ngãi thì Quảng Nam đã có cuộc "lột xác", nhanh chóng trở thành trung tâm giống của cả nước.

Chính sách đúng

Hiện Quảng Nam có hơn 30 doanh nghiệp (DN) bắt tay với nông dân sản xuất (SX) các giống lúa năng suất, chất lượng. Mỗi năm có cả ngàn ha SX lúa giống của nông dân được DN thu mua với giá cao. Tỉnh đã tạo ra chuỗi liên kết 4 nhà rất thành công.

Để có được thành quả này là do những “đầu tàu” ngành nông nghiệp với cái nhìn đổi mới. Họ có những quyết sách mạnh mẽ trong chuyển đổi, đồng thời tạo hành lang thu hút DN nghiệp đầu tư vào địa bàn. Từ đó, người dân được hưởng lợi, nhanh chóng bỏ giống cũ, đưa giống mới vào canh tác.

Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam kể, trước năm 1996, Quảng Nam chưa tách tỉnh thì cơ cấu giống lúa cũng đã được quan tâm. Riêng lúa thuần, tỉnh có chương trình cấp 1 hóa giống lúa.

Tuy nhiên, cái mốc để Quảng Nam chuyển mình là sau khi tách tỉnh (1996). Giai đoạn 1998-2000, UBND tỉnh có chương trình hỗ trợ một phần giống lúa lai, từ chỗ vài ha thử nghiệm về sau lên đến hàng ngàn ha. Lúa lai đem lại năng suất cao, đồng thời làm thay đổi tập quán người nông dân, họ bắt đầu bỏ thói quen tự để giống.

Song song việc hỗ trợ lúa lai, Quảng Nam không quên lúa thuần. Tỉnh có chính sách cấp 1 hóa giống lúa. Ông Muộn cho hay lúc đó DN giống còn vắng bóng, muốn đưa giống mới vào SX rất khó khăn.

Trong điều kiện người dân hạn hẹp về kinh tế nên còn ngần ngại bỏ tiền ra mua giống mới. Do đó, tỉnh đề ra chính sách hỗ trợ địa phương giống nguyên chủng để người dân SX giống cấp 1.

08-48-10_nh-2
Các mô hình trình diễn giống lúa mới triển khai liên tục

“Sở NN-PTNT tính toán diện tích hỗ trợ cụ thể cho các địa phương. Nơi nào có hợp HTX SX lúa giống, ngành nông nghiệp hướng dẫn xã viên SX giống cấp 1. Phần HTX thu về bán lại, phần người dân trao đổi nhau. Cách làm này đã đem lại hiệu quả tức thì”, ông Muộn chia sẻ.

Ngành nông nghiệp còn bày cách giúp người dân tiết kiệm. Có giống lúa tốt thì người dân bỏ tiền ra mua giống nguyên chủng đủ gieo sạ một phần diện tích.

Tại đó, giống lúa nguyên chủng được người dân khử lẫn, chăm sóc “ưu ái” hơn diện còn lại, nên sau mỗi vụ thu hoạch, lấy giống này SX cho vụ sau. Cách làm này người dân vừa có được giống xác nhận, đồng thời không tốn nhiều tiền mua giống.

Nhờ có ông... Tiên

Thêm một mốc quan trọng nữa mà Quảng Nam giúp “lột bỏ” giống cũ hoàn toàn, là từ cơn lũ lịch sử năm 1999. Mưa lũ đã gây thiệt hại nặng cho mùa màng trên địa bàn tỉnh, do canh tác 3 vụ/năm.

Đúng là thiên thời, trước những mất mát thì ngành nông nghiệp tham mưu cho UBND tỉnh chuyển 3 vụ thành 2 vụ. Bởi 2 vụ có cơ hội thâm canh năng suất cao, đồng thời tránh được thiên tai xảy ra.

08-48-10_nh-3
Những cánh đồng hàng chục ha trồng giống lúa chất lượng

Theo ông Muộn, để có được bước chuyển mình, một phần... trời giúp thì phải kể đến công của một vị lãnh đạo tỉnh. Đó là ông Võ Văn Tiên, lúc đó đương chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Tiên vốn là GĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam, xuất phát từ dân nông nghiệp, nên nắm quá rõ cơ cấu giống. Ông là người quyết liệt nhất chuyện chuyển 3 vụ thành 2 vụ.

Ông Tiên còn có quyết định mạnh mẽ biến Quảng Nam thành trung tâm SX giống. Một lúc triển khai 2 việc, vừa chuyển đổi mùa vụ, đồng thời kêu gọi các DN vào địa phương SX giống.

Cuộc thay đổi rất rốt ráo. Về mùa vụ, ngành nông nghiệp tuyên truyền người dân thay đổi các giống lúa mới, đồng thời hỗ trợ một phần giống để SX.

Trên những cánh đồng Quảng Nam tốc độ áp dụng giống mới nhanh chóng mặt, những cánh đồng 30-40 ha, thậm chí 100-200 ha được trồng giống lúa chất lượng. Người dân liên kết với DN SX giống, sản phẩm làm ra được DN bao tiêu nên tăng hiệu quả kinh tế.

Một năm làm chưa xong thì hai năm, tỉnh Quảng Nam kiên trì thay đổi và cuối cùng đã thắng lợi. Từ 3 vụ xuống 2 vụ, đồng ruộng “khoác” lên mình nhiều giống mới. Thấy được hiệu quả, người dân rất hào hứng và bắt nhịp nhanh chóng.

Mời gọi doanh nghiệp

Sau khi chuyển đổi mùa vụ thành công, tỉnh lên ý tưởng xúc tiến kêu gọi các DN vào SX giống. Trong lúc đang loay hoay tìm phương án mời DN vào đầu tư thì may mắn có một số DN đến đặt vấn đề. Không để vuột mất cơ hội, Quảng Nam chớp ngay tức thì.

UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT soạn những cơ chế đặc thù cho các DN SX giống. Tỉnh sẽ hỗ trợ những gì DN muốn, nhất là khâu hồ sơ, thủ tục pháp lý, vướng mắc chỗ nào, tỉnh “cởi trói” chỗ đó. Còn liên kết SX với HTX, người dân, tỉnh đứng ra làm cầu nối.

Đồng thời, Sở có chủ trương khuyến khích DN chủ động luôn khâu dẫn nhập khảo nghiệm. Việc này thường Nhà nước làm nhưng Quảng Nam “xé rào”. Trách nhiệm của Sở vừa làm vừa quản lý nhà nước, đồng thời giúp DN.

08-48-10_nh-4
Người dân chăm sóc lúa lai

Sở cũng nhận ra việc, DN đến sẽ có nhiều giống mới hơn nhà quản lý. Đơn cử, Quảng Nam có Trung tâm giống cây trồng nông lâm nghiệp, hàng nằm khảo nghiệm nhiều giống lúa tốt nhưng trung tâm không có tiền để đi công nhận, làm thị trường.

Còn DN cũng giống đó nhưng họ có tiềm lực kinh tế, sớm đưa giống mới đến với nông dân, họ phát tán nhanh hơn đơn vị sự nghiệp.

“Tôi đảm bảo Sở NN-PTNT Quảng Nam tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Có thời kỳ một số tỉnh “lấn sân” giúp DN của địa phương mình SX, không cho DN ngoài vào tỉnh liên kết SX giống thì Quảng Nam không phân biệt DN trong hay ngoài tỉnh; DN to hay nhỏ. Ai đến, chúng tôi đều giúp đỡ hết mức. Chúng tôi đối xử bình đẳng nên các Cty giống đến với Quảng Nam rất đông”, ông Muộn cho hay.

Ông Muộn bày tỏ, quá trình thay đổi giống lúa ở Quảng Nam không phải ngày một ngày hai, phải cần một quá trình dài. Đưa giống mới vào SX phải liên tục đeo bám mới khiến người dân “gật đầu” sử dụng. Nông dân Quảng Nam cũng khá “bảo thủ”, muốn đưa một giống mới vào thì mất ít nhất là 2-3 năm.

Ngành nông nghiệp có trung tâm khuyến nông trình diễn, tuyên truyền liên tục nên bà con mới chịu nghe theo. Nhưng đổi lại khi có được giống mới thì họ dùng ngay.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm