| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 07/02/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 07/02/2018

Một cách cho đầy tính nhân văn, làm ấm lòng người nhận!

Theo “từ điển tiếng Việt”, thì “cho” là việc làm của một người lấy tiền bạc hoặc đồ vật của mình trao cho người khác mà không yêu cầu người đó phải đưa lại cho mình bất cứ một thứ gì. Tuy nhiên...

Tuy nhiên, cho cái gì, cho bao nhiêu, không quan trọng bằng cho như thế nào. Trong xã hội hiện có hai cách cho. Thứ nhất là cho mang tính bố thí, đôi khi khiến người nhận thấy mình nhục nhã, thấp hèn đi. Và ngược lại, cách cho thứ hai là cho mà khiến người nhận thấy ấm lòng vì mình được trân trọng. Một cách cho mang đầy tính nhân văn.

Hai năm nay, mỗi dịp tết, TP Hà Nội đều cho người nghèo theo cách cho thứ hai. Đó là việc tổ chức những phiên chợ 0 đồng cho người nghèo. Hàng hóa trong chợ đều do các nhà hảo tâm, các tổ chức, cơ quan đóng góp tự nguyện. Nào bánh kẹo, nào giò chả, nào đồ gia dụng, nào gạo nếp, nào đỗ xanh, nào quần áo... đều là những thứ rất thiết thực. Tất cả 10 mặt hàng trong chợ, góp lại, đủ cho một cái tết cổ truyền.

Hình thức hội chợ 0 đồng sẽ giúp cho người nghèo có cơ hội chọn được đúng thứ mình cần hơn là mang các món quà có sẵn đến phát tận nơi. (Ảnh: Zing)

Người nghèo ở 10 bệnh viện lớn đóng trên địa bàn Hà Nội như BV Bạch Mai, BV Nhi TW, BV K, BV Việt Đức, BV Lao TW... và người nghèo ở các khu lao động nghèo ở Thủ đô, mỗi người sẽ được phát một tấm vé vào tham gia chợ. Mọi người đều được giao lưu, được thoải mái chọn lựa, mua sắm, chỉ có điều giá các mặt hàng trong chợ đều là... 0 đồng. Khi mua mỗi mặt hàng, người bán hàng chỉ cần tích một lỗ trên tấm vé. Khi tích đủ 10 lỗ, thì lượng hàng hóa mua sắm cho một cái tết cổ truyền đã đầy đủ, người mua vui vẻ xách về để chuẩn bị đón tết.

Thật là một cách làm hay! Một cách “cho” không gì có thể tuyệt vời hơn, một cách cho đầy tính nhân văn. Người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, dễ mặc cảm nhất. Không ai muốn nghèo. Nhưng vì một lý do bất khả kháng nào đó mà họ đành cam phận. Tết đến, trong khi thiên hạ tấp nập đi chợ sắm tết thì vì nghèo, họ đành chỉ biết ngậm ngùi nhìn chợ từ xa mà chẳng dám lai vãng.

Một vài đồng bánh chưng, một cân giò, cân chả hay một con gà... với người bình thường thì không lớn. Nhưng đối với người nghèo, thì đó là cả một vấn đề. Nhiều năm, tết đến nơi rồi mà vẫn chưa sao xoay được. Nhận sự trợ giúp của xã hội, dù các tổ chức hay cá nhân làm từ thiện hết sức chân thành, hết sức vô tư. Nhưng chắc chắn trong lòng những người nghèo được nhận sự trợ giúp đó, cũng gợn lên một chút tủi phận. Nay được vào chợ, được sống trong không khí chợ tết, được giao lưu, được tự do lựa chọn, mua sắm những thứ mà mình thích hoặc mình cần. Việc đó khiến những người nghèo xua tan hết những mặc cảm về cái nghèo của mình...

Mong sao càng ngày càng có những “phiên chợ 0 đồng” được tổ chức tại những địa phương khác như ở Hà Nội.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm