| Hotline: 0983.970.780

Một già làng "thắp sáng" buôn làng

Thứ Tư 02/03/2011 , 10:18 (GMT+7)

Chúng tôi theo đường 604 lên thôn Aliêng, xã Ating (Đông Giang, Quảng Nam) để thăm già làng Bríu Ngà.

Chúng tôi theo đường 604 lên thôn Aliêng, xã Ating (Đông Giang, Quảng Nam) để thăm một già làng đã mang công và của để “thắp sáng” buôn làng của mình. Hai bên đường, hoa pơlang nở trắng núi đồi trong không gian thoáng đãng, mát mẻ, tinh khiết của mùa xuân về trên Trường Sơn hoang dã.

Người dân thôn Aliêng cho biết, dù còn trẻ nhưng già làng Bríu Ngà (49 tuổi) là người có uy tín, gương mẫu, tích cực trong mọi công việc xã hội nên đã được bà con trong thôn tin yêu, trân trọng, quý mến bầu chọn làm già làng và được gọi với cái tên trìu mến “già làng uy tín”. Bốn năm qua, già làng Bríu Ngà phối hợp cùng cán bộ cơ sở trong thôn, xóm đã hoà giải thành công nhiều vụ việc như: mâu thuẫn, tranh chấp đất đai, kinh tế, hôn nhân gia đình…

 Kể từ khi Bríu Ngà được bầu làm già làng đến nay, tình hình xã hội, an ninh trật tự, đời sống của bà con thôn tiến bộ rõ rệt. Để vận động bà con trong thôn hăng hái sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, già làng Bríu Ngà làm gương nuôi khoảng 30 con trâu, bò; trồng 5 ha rừng; nuôi 3 ao cá… Năm 2010, vận động dân làng bê tông hóa đường thôn với chiều dài gần 430 mét.

Để làm tốt công tác hoà giải, già làng Bríu Ngà cho biết: Thời gian qua, già làng Bríu Ngà đến từng ngõ, gõ từng nhà để truyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước như: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân gia đình… và thuyết phục họ nhìn ra đâu là chân lý, sự thật, đâu là tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau… Kết quả, hầu như các cuộc hoà giải đều thành công, không để chuyện nhỏ xé to, không để đơn thư vượt cấp...

Già làng Bríu Ngà bộc bạch: Cổ nhân có câu "An cư lạc nghiệp" là rất đúng, nhưng theo tôi cũng cần “an gia” lạc nghiệp, vì có nhiều gia đình nhà cửa đường hoàng, tươm tất… nhưng các thành viên trong nhà mâu thuẫn sinh ra bất ổn, thế là không làm ăn gì được. Thật ra, có nhiều “ca" hoà giải hơi lâu mới thành công, bản thân mình phải kiên trì thường xuyên tiếp xúc, vận động, thuyết phục. Nhưng có “vụ” chỉ vì tự ái, họ cũng không muốn đưa vụ việc lên trên, vừa mất thời gian, danh dự vừa rắc rối…

Già làng Bríu Ngà cho biết thêm: "Để có được thành tích trên, mình phải luôn gần gũi lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của bà con để qua đó có thể giúp đỡ và động viên, hoà giải… một cách hiệu quả. Cụ thể, anh Đinh Văn Rô (31 tuổi) bị Alăng Minh (26 tuổi) dùng đá ném bị thương nên Rô và gia đình quyết định trả thù cho bằng được. Nhận được tin, tôi tìm đến gặp từng gia đình để khuyên nhủ và thuyết phục, cuối cùng Rô và gia đình bỏ ý định trả thù, đồng thời Minh cũng chấp nhận bồi thường tiền thuốc men chữa trị cho Rô và hai gia đình, hai người trở lại mối quan hệ như xưa”.

Với những thành tích nói trên, già làng Bríu Ngà nhận được nhiều bằng khen và giấy khen của các cấp, các ngành, sự tin yêu, quý mến của dân làng.

Nhờ sự tuyên truyền, vận động, giáo dục của Bríu Ngà mà những thanh, thiếu niên đã trưởng thành, một số đã lập gia đình và sống có trách nhiệm đối với vợ con cũng như cộng đồng dân cư. Mọi tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ, tư cách… của thanh thiếu niên ngày càng cải thiện, cảnh say sưa, đàn đúm không còn xảy ra.

Bríu Ngà đưa tôi đi xem sau vườn và cho biết: “Thôn Aliêng có 67 hộ với 363 nhân khẩu, đa số còn nhiều hộ nghèo, còn khoảng 20 nhà tạm. Thời gian qua, tôi đã hiến tặng khoảng 500 m2 đất vườn để xây trường học. Sắp tới, tôi sẽ hiến tặng tiếp 200 m2 đất để dựng nhà Gươl. Với trách nhiệm là già làng kiêm trưởng thôn, sắp tới Hội đồng già làng trong thôn cùng với các đoàn thể bàn kế hoạch xây dựng nhà Gươl to nhất huyện vào năm nay 2011”.

Vừa thắp hương trên bàn thờ Bác Hồ, già làng Bríu Ngà bộc bạch: "Người Cơ Tu không có tục thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng trên bàn thờ tại nhà riêng luôn đặt  ảnh Bác Hồ ở vị trí trang trọng để thờ, cúng. Trên bàn thờ luôn có hoa quả tươi, bát nước, bình hương… Qua hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, người Cơ Tu vẫn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, theo Cách mạng. Hôm nay, sống trong cảnh thanh bình, chúng tôi phải dựng nhà Gươl to, đẹp và giành nơi trang trọng để thờ Bác, đó là tâm nguyện của người Cơ Tu chúng tôi nơi đây”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm