| Hotline: 0983.970.780

Một Hà Nội của đồng nghiệp quốc tế

Thứ Sáu 08/10/2010 , 09:51 (GMT+7)

Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã thu hút gần 100 phóng viên của các hãng thông tấn báo chí nước ngoài đến tác nghiệp. Trong mắt họ, Hà Nội của chúng ta thế nào?

Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã thu hút gần 100 phóng viên của các hãng thông tấn báo chí nước ngoài đến tác nghiệp. Trong mắt họ, Hà Nội của chúng ta thế nào? 

>> Chung một tình yêu
>> Yêu bằng trái tim người trẻ
>> Người dẫn đầu đoàn trực thăng
>> Di sản trong lòng đất và con đường Guinness
>> Đêm Hồ Gươm lung linh
>> Nồng nàn Hà Nội

Lung linh sắc đỏ 

Trước khi tìm hiểu vẻ đẹp của Hà Nội trong mắt các phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp, tôi rê chuột một lượt trên các tờ báo của họ. Những bức ảnh tuyệt đẹp, những mỹ từ cô đọng bằng tình yêu thực sự khiến tôi cảm nhận rằng Hà Nội trong mắt những người đồng nghiệp nước ngoài mang một vẻ đẹp rất riêng. Có cảm giác chưa bao giờ hình ảnh Hà Nội lại thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng ngoài nước đến thế. Một Hà Nội nghìn năm văn hiến lung linh với sắc đỏ đặc trưng xuất hiện một cách trang trọng trên nhiều tờ báo.

Tôi bắt gặp một Hà Nội chứa đựng lòng tự hào của dân tộc Việt Nam trên Tờ Tân Hoa xã của Trung Quốc: “Đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội kéo dài 10 ngày với hàng loạt các hoạt động kỷ niệm bao gồm diễu binh, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và trình diễn pháo hoa. Sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống chính trị và xã hội ở thủ đô Việt Nam. Nó thể hiện hình ảnh Hà Nội, thủ đô lịch sử nghìn năm văn hiến, chứa đựng lòng tự hào của người dân Việt Nam”.

Một Hà Nội lung linh sắc đỏ trên hãng thông tấn AFP của Pháp: “Những ngày này Thủ đô Hà Nội của Việt Nam lung linh sắc đỏ với cờ đỏ sao vàng và búa liềm trên khắp ngõ phố. Sẽ có khoảng 31.000 người tham gia lễ diễu binh lớn chưa từng có trong lịch sử Việt Nam”. Bên cạnh đó, các hãng thông tấn và tờ báo lớn khác của thế giới như Reuters, BBC, New York Times… cũng trang trọng dành những bài viết sâu sắc về Đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội của Việt Nam…

 Những thông tin ấy khẳng định một điều rằng, phải là những phóng viên gắn bó sâu sắc với Hà Nội, tìm hiểu kỹ về Hà Nội thậm chí là lăn lộn khá lâu mới có được những cảm xúc như thế. Và cũng chính những hình ảnh ấy, những bài viết ấy thôi thúc tôi đi tìm họ.

Chăm chú theo dõi buổi diễn tập duyệt binh chuẩn bị ngày 10/10 trước Quảng trường Ba Đình, phóng viên Ian Timberlake của Hãng thông tấn AFP liên tục ghé mắt vào ống kính bấm tành tạch. Tôi đã đọc rất kỹ bài viết của anh trên AFP và thực sự ấn tượng với một Hà Nội đặc trưng trong mắt Ian.

Trong bài viết của mình, anh đã mô tả rằng: "Hà Nội những ngày này khoác lên mình bộ cánh diêm dúa với đủ màu sặc sỡ. Đèn lồng, cờ đỏ được treo rợp nhiều con phố và ngõ ngách của Hà Nội. Con đường gốm sứ kéo dài cả cây số cũng đã được hoàn tất để Hà Nội đón chào sinh nhật lần thứ 1000 của mình". Lần đầu tiên tôi nghe một đồng nghiệp gọi kỷ niệm đại lễ nghìn năm bằng từ “sinh nhật”. Vừa là lạ vừa có gì đó rất thân thiện, gần gũi vừa cảm nhận được một tình yêu của anh với thành phố hòa bình. “Tôi yêu thành phố này. Không chỉ đơn thuần về vẻ lộng lẫy với kiến trúc hiện đại mà còn là sự thân thiện, hồn nhiên, tình cảm của những người mà tôi gặp”- Ian chia sẻ.  

Bị cuốn hút bởi các giá trị lịch sử 

Bên cạnh vẻ đẹp lung linh, đa sắc màu ấy, những góc phố cổ, cụ rùa hồ Gươm hay thậm chí là mùi hoa sữa phảng phất trên từng con ngõ nhỏ cũng góp phần ký họa một Hà Nội đậm đà trong lòng các phóng viên nước ngoài tham gia đại lễ. Một phần Hà Nội ấy được hình thành bởi những cách nhìn của đôi mắt sắc sảo của những người làm báo. Nhưng hơn hết đọng lại trong họ là tình cảm và sự ngạc nhiên, lạ lùng kỳ thú.

Sự ngạc nhiên của họ nhanh chóng lây sang tôi khi trong máy ảnh của Fordoro, nữ phóng viên người Mexico chứa hàng trăm bức ảnh về Chiếu dời đô. Từ Quảng trường Ba Đình đến Công viên Lý Thái Tổ hay bất cứ nơi đâu có Chiếu dời đô thì nơi ấy Fordoro có ảnh. Và tôi thực sự cảm thấy xúc động khi cô tâm sự rằng sẽ dịch Chiếu dời đô sang tiếng Tây Ban Nha.

Hôm qua (7/10), UBNDTP Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi quốc tế tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội mang tên: “Hà Nội – điểm hẹn của bạn”. Cuộc thi được thực hiện bằng 6 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Quốc tế ngữ Esperanto và tiếng Việt dành cho người nước ngoài và người Việt ở nước ngoài.

Sau một năm, BTC nhận được 1.789 bài thi và trao 38 giải cá nhân. Trong đó 1 giải đặc biệt dành cho ngài Saadi Salma.

Cuộc thi đã chứng tỏ Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến, nơi có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, thành phố hòa bình ngày càng được đông đảo bạn bè thế giới biết đến và mến yêu.

“Tôi yêu và cảm thấy hết sức thú vị về lịch sử đất nước các bạn. Sang đây tôi được nghe nhiều truyền thuyết về lịch sử và biết rằng Chiếu dời đô giống như giấy khai sinh ra Hà Nội hôm nay. Với các nước Âu, Mỹ như chúng tôi thì nó thuộc văn bản hành chính, không  có hình thức chiếu, chỉ nên tôi thực sự bị cuốn hút và chắc chắn sẽ dịch thành tiếng Tây Ban Nha để nhiều người biết đến”. Như thể chứng minh tình yêu của mình, Fordoro còn đọc một đoạn bằng tiếng Tây Ban Nha trong Chiếu dời đô. Có thể cô chưa thể hiểu hết nội dung và ý nghĩa thiêng liêng của “giấy khai sinh đất Thăng Long” nhưng tôi biết cô sẽ thực hiện ý nguyện của mình bằng một tình cảm nhẹ nhàng.

Công việc chủ yếu của Fordoro suốt 10 ngày đại lễ chủ yếu là chụp ảnh. Cô hi vọng sẽ mang đến công chúng khắp thế giới hình ảnh về một thành phố vì hòa bình, xóa đi những ký ức về chiến tranh trong quá khứ. Cô chụp phố cổ, chụp cụ rùa hồ Gươm, chụp nhịp sống bình yên trong lòng Hà Nội. Dường như với Fordoro có một Hà Nội của riêng cô, một thành phố trong lòng cô luôn hướng đến. Và hình ảnh Hà Nội ấy chắc chắn sẽ còn ở trong cô rất lâu. “Tôi muốn có những bức ảnh đẹp nhất về Hà Nội. Vừa lưu giữ cho tôi vừa mang đến cho mọi người”.

Hà Nội trong mắt những đồng nghiệp nước ngoài là thế. Đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Đọc họ viết, nghe họ nói chợt nhận thấy một Hà Nội thiêng liêng hơn, ý nghĩa hơn khiến tôi chợt nhớ đến bài báo trên tờ Daily Dispatch Online của Nam Phi viết rằng: “Một cụ rùa được sùng kính cư ngụ tại một hồ ở trung tâm Hà Nội đã có lần xuất hiện hiếm hoi vào đúng ngày thành phố này khai mạc Đại lễ nghìn năm. Và cách đây một nghìn năm, Vua Lý Thái Tổ đã dời đô về Thăng Long sau khi ông nhìn thấy một con rồng vàng bay lên từ sông Hồng”.

Để kết thúc bài viết này chúng tôi mạn phép dẫn lời báo New Kerala của Ấn Độ trong bài viết “Thủ đô Hà Nội bước sang tuổi 1000”. “Hôm 1/10, Việt Nam đã khai mạc đại lễ kéo dài 10 ngày mừng thủ đô Hà Nội 1.000 năm tuổi. Sự kiện này sẽ tạo cho người Việt Nam và du khách nước ngoài một cơ hội hiểu thêm về lịch sử Hà Nội. Cơ hội này cũng giúp tăng cường hình ảnh và sức hấp dẫn của Việt Nam và Hà Nội tới cộng đồng quốc tế”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm