| Hotline: 0983.970.780

Một năm thiên tai khốc liệt, cơ bản các công trình thuỷ lợi vẫn an toàn

Thứ Tư 20/12/2017 , 18:16 (GMT+7)

Chiều 20/12, tại Hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành ngành thủy lợi năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định:

Hội nghị Tổng kết công tác thuỷ lợi năm 2017 và định hướng nhiệm vụ năm 2018

 “Tuy ra đời trong bối cảnh thiên tai diễn biến khốc liệt, khó lường, nhưng Tổng cục Thủy lợi đã chỉ đạo linh hoạt, dũng cảm, quyết đoán, bám sát tình hình và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sang năm 2017, diễn biến thời tiết ngày càng khốc liệt, cực đoan và lệch với quy luật. Các đợt mưa gây lũ ống, lũ quét đã tàn phá nền nông nghiệp, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của nhiều tỉnh, thành phía Bắc.

Tiếp đó, liên tiếp hai cơn bão “dị thường” số 10 và 12 (có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4) đã đe doạ nghiêm trọng đến an toàn của hơn 2.000 hồ chứa lớn khắp cả nước, đặc biệt là 34 hồ chứa xung yếu chưa có điều kiện duy tu, bảo dưỡng.

Trong bối cảnh đó, Tổng cục Thuỷ lợi, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã tổ chức nhiều đoàn công tác về các “điểm nóng” có nguy cơ mất an toàn, chỉ đạo các địa phương và các đơn vị liên quan đảm bảo tuyệt đối an toàn hồ chứa với phương châm “4 tại chỗ”. Bởi vậy, nhiều địa phương đã nêu cao tinh thần cảnh giác, hạn chế tối đa rủi ro thiên tai.

Cũng theo Bộ trưởng, năm nay cũng là năm Tổng cục Thuỷ lợi ghi dấu ấn với việc phối hợp tích cực cùng Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên thai, các viện nghiên cứu... để phân tích, dự báo, "hội chẩn" và chủ động đề xuất 6 lần xả đáy điều tiết mực nước hồ thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La. Những quyết định rất dũng cảm và đúng đắn đó đã tạo ra “lá bùa hộ mệnh” đảm bảo an toàn hồ chứa, bảo vệ SX, tài sản và tính mạng của nhân dân.

 Theo Bộ trưởng, năm nay cũng là năm Tổng cục Thuỷ lợi ghi dấu ấn với việc phối hợp tích cực cùng Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên thai

Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi: “Năm nay, nhiều hồ chứa lớn đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Thậm chí, đã xảy ra 22 sự cố hồ chứa, nếu không phát hiện kịp thời và khắc phục thì hậu quả khôn lường. Tổng cục đã tham mưu cho Bộ ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với các địa phương triển khai các giải pháp đồng bộ cắt lũ, giảm ngập vùng hạ du, bảo vệ SX, dân sinh".

Bên cạnh đó, kết quả nổi bật của ngành trong năm 2017 là Luật Thuỷ lợi đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2017. Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; đê điều đã được Chính phủ ban hành. Đây là khung pháp lý đầy đủ, khắc phục những bất cập hiện nay, bảo đảm công tác thuỷ lợi phát triển bền vững.

Ông Đỗ Văn Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi, cho biết: Năm 2017, ngành thuỷ lợi đã vận hành hiệu quả hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo nguồn nước phục vụ SX nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Riêng 12 tỉnh, TP Trung du và Đồng bằng Bắc bộ đảm bảo đủ nước gieo cấy khoảng 620.000ha lúa, thời gian lấy nước rút ngắn 4,5 ngày so với kế hoạch, với tổng lượng nước điều tiết từ các hồ chứa thuỷ điện là 4,67 tỷ m3.

Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, năm 2018 cần tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, trọng điểm; xây dựng nhiều cơ chế chính sách mới, các mô hình thí điểm về công nghệ tiên tiến phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản phù hợp với định hướng của Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án Tái cơ cấu ngành Thuỷ lợi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm