| Hotline: 0983.970.780

Một ngày trên công trường thủy lợi Rào Trổ

Thứ Năm 05/09/2013 , 16:05 (GMT+7)

Công trình thủy lợi cấp nước Rào Trổ- Kỳ Anh- Hà Tĩnh là đại dự án thuộc cấp quốc gia có tổng mức đầu tư 4.415 tỉ đồng do Cty Tập đoàn Hoành Sơn làm chủ đầu tư với phương châm: “Doanh nghiệp và Nhà nước cùng làm”.

Công trình thủy lợi cấp nước Rào Trổ- Kỳ Anh- Hà Tĩnh là đại dự án thuộc cấp quốc gia có tổng mức đầu tư 4.415 tỉ đồng do Cty Tập đoàn Hoành Sơn làm chủ đầu tư với phương châm: “Doanh nghiệp và Nhà nước cùng làm”.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra tiến độ thi công công trình thủy lợi Rào Trổ

Dự án mang tầm quốc gia

Đúng vào ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, theo lời giới thiệu của Tổng giám đốc Cty CP Tập đoàn Phạm Hoành Sơn, chúng tôi thực hiện chuyến vượt rừng lên miền Tây Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nơi dự án đại thủy nông Rào Trổ- một công trình thuỷ lợi lớn bậc nhất miền Trung.

Ngồi trên chiếc xe bán tải lắc lư do tuyến đường công vụ đang thi công gồ gề dở dang nhưng mọi người quên hết mệt mỏi bởi phía trước cả một công trường rộn rã đang thúc dục. Gíam đốc Sơn kể, sau khi cảng Vũng Áng ra đời, tiếp đến là khu KT-CN Vũng Áng cũng được hình thành và các công trình như nhà máy nhiệt điện 1,2,3 cụm nhà máy nhiệt điện lớn nhất của cả nước được xây dựng. Tiếp đến là cảng quốc tế Sơn Dương, nhà máy luyện thép 10 triệu tấn/ năm, nhà máy lọc hóa dầu… lớn hơn cả là dự án Formosa - một đại dự án có chỉ số đầu tư đạt trên dưới 20 tỉ USD từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3. Khi các dự án nói trên được hình thành, việc cung cấp nguồn nước ngọt là nhiệm vụ cấp bách buộc phải làm, nên cũng từ đó đại dự án thủy lợi Rào Trổ được hình thành.

Cũng theo Giám đốc Phạm Hoành Sơn, mục tiêu của dự án là ngăn đập Rào Trổ thượng nguồn để nâng mức nước lên cốt 37m đảm bảo lưu lượng nước đạt 162 triệu mét khối và từ đó sẽ làm kênh dẫn từ đập Rào Trổ đi qua các xã Kỳ Thượng, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc về Kỳ Tiến. Hầu hết tuyến kênh chính này được thiết kế vận dụng cải tạo từ một số đoạn sông tự nhiên, đến đoạn Lạc Tiến do dãy núi Ba Hơi khá phức tạp nên buộc phải khoan hệ thống hầm Tuynel xuyên qua núi với chiều dài 2 km. Khi công trình đầu mối hoàn tất, mức nước ở sông Trí sẽ được nâng lên đạt cốt 33 mét, tắm mát cho cả KCN Vũng Áng với công suất thiết kế đạt trên 1 triệu mét khối ngày đêm.


Trên công trường tiểu dự án đập tràn Rào Trổ

Thực hiện nhiệm vụ cấp bách mà các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh giao đầu năm 2015 phải hoàn thành giai đoạn 1 đưa nước phục vụ cho Dự án Formosa và các dự án KCN đúng với yêu cầu đặt ra. Tập đoàn Hoành Sơn đã thu dung được một số “thủ lĩnh” thuộc ngành thủy lợi đã nghỉ chế độ như chuyên gia Nguyễn Quốc Khánh- nguyên giám đốc thủy lợi 24, Trần Văn Danh- nguyên phó giám đốc đã từng “tham chiến” tại các công trình thủy lợi lớn như Cửa Đạt, Ba Hạ… Khi về với Hoành Sơn, các “thủ lĩnh” này đều được phân công đảm nhận trọng trách là tổng chỉ huy trưởng, chỉ huy phó công trường. Ngoài ra Hoành Sơn còn thu hút được nhiều chuyên gia thủy lợi đầu ngành và hàng trăm kỹ sư được đào tạo chính quy, hiện đại…

Rộn rã công trường

Chuyện kể của Tổng giám đốc Phạm Hoành Sơn đang say sưa khi chiếc xe bán tải vượt lên khỏi ngọn đồi cao ngất, trước mắt chúng tôi đã xuất hiện đại công trường huyên náo với hàng trăm loại phương tiện xe cộ, máy móc hiện đại. Thứ ngoặm đất, thứ vội vã cõng đất đến nơi tập kết để chuẩn bị chặn dòng với hàng trăm Công nhân miệt mài lao động cật lực. Vẫn biết rằng, giờ này, ngày này cả đất nước mọi người đang hân hoan với ngày nghỉ Tết độc lập của Tổ quốc.

Ngược lại, ở nơi đèo heo hút gió này những người công nhân Công ty Hoành Sơn sẵn sàng xếp lại niềm vui đó để lao động chạy đua với công việc, với thời gian, giành giật từng ngày với thời tiết mưa lũ, phấn đấu trong vòng 15 ngày còn lại sẽ phải hoàn tất công đoạn 1 đập tràn, để tiếp tục di chuyển sang ngăn phần sông còn lại.


Niềm vui trên công trường


Những cỗ máy chuyên dùng khoan hầm tuynen
 

Công nhân Nguyễn Văn Hùng quê ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) nói với chúng tôi: “Bọn em vào làm việc cho Hoành Sơn chỉ mới vài tháng thôi, tuy công việc có phần mệt nhọc nhưng mọi người ai cũng cảm thấy vui vui bởi có việc làm, có thu nhập ổn định chúng em phấn khởi lắm rồi”. Tôi hỏi, lương tháng mỗi người được bao nhiêu? Hùng trả lời, “Ăn uống rồi mỗi tháng gửi về cho mẹ được từ 4 đến 5 triệu đồng”. Còn tốp thợ hàn, quê ở Nghệ An cũng có thu nhập từ 7-8 triệu đồng trở lên.

Anh Nguyên Văn Chương quê ở thành phố Vinh, Nghệ An phụ trách phần xây lắp cho biết: “Anh em chúng tôi kéo nhau từ Vinh vào làm nghề XD được Tập đoàn Hoành Sơn quan tâm về mọi mặt. Đặc biệt kể từ khi bắt tay xây lắp tiểu dự án đập tràn nhằm nâng mức nước sông Rào Trổ thời gian chưa đầy 2 tháng nhưng tuần nào anh em chúng tôi cũng được sự quan tâm của các đoàn công tác Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh lên kiểm tra, động viên, với sự quan tâm đó dù có mệt nhọc mấy đi chăng nữa Công nhân chúng tôi vẫn luôn vui vẻ hăng say lao động để sớm hoàn thành công việc được giao”.

Rời công trường đập tràn, chúng tôi đến thăm tiểu dự án hầm Tuynel Lạc Tiến, KS Phùng Văn Dần- Trưởng phòng kỹ thuật cho biết: “Sau một thời gian thi công quyết liệt, đến nay mái taluy hai bên đường hầm thượng và hạ nguồn đã được xây dựng kiên cố với chiều cao gần trăm mét, đúng với thiết kế đề ra”.

Quan sát về phía cửa hầm Tuynel, trong xa tít xuất hiện ánh sáng của cỗ máy khủng vừa khoan ngoặm, vừa cõng trên lưng hàng chục mét khối đá được lôi từ hầm ra KS Dần nói: “Do địa hình, địa chất phức tạp nếu không có những phương tiện thi công chuyên nghiệp thì không thể làm được hệ thống hầm khoan ở nơi núi non hiểm trở này.

Cũng theo KS Dần, tổng khối lượng đất đá phải khoan đưa ra khỏi lòng hầm trên 30 ngàn mét khối, trong đó phần đá cứng chiếm hơn một nửa, nên phía thi công luôn phải tìm ra giải pháp tối ưu nhất để đẩy nhanh tiến độ. Khi gặp phải sự cố, ngày đầu chỉ khoan được từ 1 đến 2 mét, nhờ áp dụng kỷ thuật tối ưu nên đến nay cả hai phía thi công đều đạt bình quân mỗi ngày khoan được từ 5 đến 8 mét. Phấn đấu đến đầu quý 1/ 2015 sẽ thông hầm đưa vào sử dụng đúng kịp với tiến độ đề ra. 

Có đi thực tế một số công trình các tiểu dự án như hầm kênh dẫn nước Tuynel Rào Trổ, hệ thống đập tràn, đập chính thượng nguồn, đến hệ thống nhà máy xử lý,cấp nước Kỳ Lợi… mới biết được tầm vĩ đại của một công trình cấp nước quốc gia này. 

Niềm vui đã hiện diện

TS Trần Quang Thưởng – người được mệnh danh “Tư lệnh trưởng” phụ trách “Mặt trận” phía Nam tâm sự với chúng tôi: “Việc xây dựng công trình cấp nước Rào Trổ với tầm chiến lược đa mục tiêu, nhiệm vụ chính vẫn là ngăn đập sông Rào Trổ tích nước lên cốt 37m để điều tiết nước cho các vùng dân sinh hạ lưu, góp phần làm ngọt hóa sông Quyền- Kỳ Hà. Công trình không những cung cấp đủ nước cho toàn bộ KCN Vũng Áng mà còn phục vụ tưới tiêu cho trên 2 ngàn hécta đất nông nghiệp, đất nuôi trông thủy hải sản trên địa bàn.

Khi công trình hoàn thành, cả khu vực Rào Trổ rộng hàng ngàn hécta sẽ trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng, du khách có thể du thuyền đi từ thượng nguồn Rào Trổ xuôi theo kênh dẫn, qua đường hầm Tuynel về tập kết nơi bến sông Trí. Và cũng từ đây, nhiều mô hình trang trại làm ăn kinh tế sẽ được phát triển nhờ có nguồn nước sông Trí.

Tuy dự án mới được khởi công xây dựng từ cuối năm 2011 nhưng đến 21/3/2013 đã đưa được nước về kịp thời phục vụ cho nhà máy nhiệt điện 1 đạt mức 1.472 m3/ ngày.

Trưởng ban quản lý KCN Vũng Áng Hồ Anh Tuấn vui vẻ tâm sự: “Nói thực ra, kể từ khi giao nhiệm vụ thực hiện dự án công trình cấp nước Rào Trổ cho Tập đoàn Hoành Sơn nhiều ý kiến cho rằng, Hoành Sơn là Doanh nghiệp tư nhân liệu có kham nổi một đại dự án lớn tới mức đầu tư gần 5 nghìn tỉ đồng?. Cũng vì thế nên phía lãnh đạo tỉnh nói chung, đến cả cá nhân tôi phần nào vẫn thấy lo lo. Thế nhưng được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương đến cả lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành, kể cả người dân trong vùng dự án đều đồng tình, ủng hộ cao. Đến giờ phút này chúng tôi thực sự mới thở phào nhẹ nhõm, bởi hiệu quả của việc thi công dự án đã bắt đầu thể hiện rõ qua từng tiểu dự án. Mặc dầu sự cố suy thoái kinh tế đẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, thế nhưng đối với Hoành Sơn hầu như không bị gián đoạn bất lỳ một ngày nào nên được tỉnh đánh giá rất cao về năng lực và khả năng thực hiện dự án của Hoành Sơn là rất cao”.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự ghi nhận, đánh giá cao về năng lực của Tập đoàn Hoành Sơn. Mặc dầu, gặp phải nhiều khó khăn nhất là vấn đề tài chính, nhưng Hoành Sơn vẫn luôn vượt lên tất cả, huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung đầu tư XD các hạng mục cấp thiết công trình dự án cấp nước Rào Trổ.

Cũng theo ông Cự, ngoài dự án Rào Trổ, Hoành Sơn còn được tỉnh giao thi công một số công trình cấp bách như Hệ thống thoát nước KCN. Đặc biệt, công trình san lấp mặt bằng trên tổng diện tích 240 hécta, để xây dựng cơ sở hạ tâng khu tái định cư Đông Yên. Thời gian giao thi công 6 tháng phải hoàn thành thế nhưng chỉ sau 3 tháng Hoành Sơn đã nổ lực phấn đầu hoàn thành được 90 % công việc, rút ngắn thời gian 3 tháng.

Đây thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp tư nhân đối với nhiệm vụ phát triển chung của tỉnh nhà. Lãnh đạo tỉnh ghi nhận, đánh giá cao về sự đóng góp tích cực của Cty CP Tập đoàn Hoành Sơn. Ông Võ Kim Cự nói.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm