| Hotline: 0983.970.780

Một nông dân chế tạo máy sạ lúa

Thứ Sáu 28/02/2014 , 12:58 (GMT+7)

Sau hơn 3 tháng mày mò chế tạo, lão nông Tư Sáng (Nguyễn Văn Sáng ở phường I, TP Vị Thanh, Hậu Giang) đã cho ra đời chiếc máy sạ lúa (sạ lan) thế hệ đầu tiên.

Sau hơn 3 tháng mày mò chế tạo, lão nông Tư Sáng (Nguyễn Văn Sáng ở phường I, TP Vị Thanh, Hậu Giang) đã cho ra đời chiếc máy sạ lúa (sạ lan) thế hệ đầu tiên.

Ông Sáng cho biết: “Máy hoạt động bằng cách dùng sức gió đẩy hạt lúa giống bay ra theo một họng xéo, bề rộng lối sạ 9 - 10m. Máy có thể sạ từ 80 - 200 công đất/ngày, rất phù hợp cho SX cánh đồng lớn, hợp tác xã hay những nông dân làm trang trại. Nếu muốn sạ thưa có thể điều chỉnh bằng 2 cách: Tăng số cho máy chạy nhanh hơn hoặc hạn chế lượng giống xuống”.


Tư Sáng bên chiếc máy sạ lúa thế hệ đầu tiên của mình

Máy sạ lan có ưu điểm hơn hẳn so với máy kéo hàng, không tốn nhiều thời gian châm lúa giống. Bồn chứa có thể đựng được 2 giạ lúa giống, đủ sạ cho từ 2 - 3 công. Dự kiến giá bán máy sạ lúa “Made in Tư Sáng” từ 22 - 24 triệu đồng/chiếc. Nếu người mua đã có sẵn dàn chạy (máy xới tay) thì giá có thể giảm 1/2.

Dù chưa từng qua trường lớp đào tạo cơ khí nào nhưng ông Tư Sáng từ lâu đã trở nên nổi tiếng với những sáng chế máy móc nông cụ giúp giải phóng sức lao động cho nhà nông như máy cào lúa, máy xúc lúa đóng bao… và được Trung ương Hội Nông dân VN trao tặng danh hiệu “Sao Thần nông” (năm 2009), được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2010).

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất