| Hotline: 0983.970.780

Một nông dân K'Ho chế máy tuốt bắp

Thứ Sáu 09/07/2010 , 14:38 (GMT+7)

K’Să Ha Tang chưa từng qua lớp cơ khí nào, cũng không có sự hướng dẫn của cán bộ, kỹ sư nào nhưng ông vẫn quyết tâm chế chiếc máy tuốt bắp như ý muốn và đã thành công...

Người nông dân dân tộc K’Ho chưa từng qua lớp cơ khí nào, cũng không có sự hướng dẫn của cán bộ, kỹ sư nào nhưng ông vẫn quyết tâm chế chiếc máy tuốt bắp như ý muốn và đã thành công. Đó là ông K’Să Ha Tang, thôn 1, xã Đa Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Xã Đa Sar nơi K’Să Ha Tang sinh sống là một xã nghèo, kinh tế tự cấp tự túc là chủ yếu. Bắp (ngô) là cây lương thực chính của bà con nơi đây. Những hộ trồng nhiều mỗi vụ thu hoạch vài trăm gùi nhưng để tuốt được một gùi bắp bằng tay người ta phải mất đến gần một ngày công. Điều này làm K’Să Ha Tang trăn trở và tự mong muốn: chế tạo một công cụ giúp gia đình và bà con tiết kiệm thời gian tuốt bắp.

Trong một lân ông tình cờ biết đến máy tuốt ngô khi xem trên truyền hình, xem xong K'Să Ha Tang rất thích thú. “Sao lại đơn giản vậy, cho bắp bên này, hạt ra bên kia, giá như dân bản mình có được chiếc máy như vậy” – ông thầm ước. Làng Đa Sar ngô là cây trồng chủ lực nhưng để làm ra được tấn ngô không hề đơn giản, trong đó vất vả nhất là khâu tách hạt. Khi thu hoạch về một gùi ngô phải tách mất cả buổi mà lại không có nhân công làm. Chính vì vậy khi nhìn thấy nó, K'Să Ha Tang đã nghĩ: “Dân làng mình có máy này thì tiết kiệm được nhiều công sức”.

Sau nhiều tháng gò, hàn, đập, gõ, vật lộn với đống phế liệu được thu mua khắp nơi và hàng trăm lần tháo ra, lắp vào và thay thế thiết bị, chiếc máy tốt bắp hoàn thiện cuối năm 2003. Cấu tạo của chiếc máy rất đơn giản, giống như chiếc xe bò thu nhỏ: thiết bị quay, dây cu-roa và bánh răng lấy từ máy tuốt lúa, thiết bị ép bẩy hạt bắp, cánh quạt sàng phân loại hạt bắp... Tất cả được gắn kết và bọc trong chiếc vỏ bằng tôn rất gọn gàng. Điểm tiện lợi của chiếc máy này là có thể sử dụng động cơ điện.

Trái bắp sau khi bỏ vào máy hạt sẽ được lẩy riêng, cùi riêng mà cả hạt và cùi đều không bị dập nát. Với kiểu dáng nhỏ gọn lại dễ di chuyển trên địa hình đồi núi của làng bản. Máy tuốt bắp của K'Să Ha Tang sau khi phục chế hoạt động với công suất 0,8-1 tấn/giờ.

Điều đặc biệt, K’Să Ha Tang không làm máy để bán, cũng chẳng thu một đồng tiền công mà phục vụ không cho bà con. Một người hàng xóm của K’ Să Ha Tang vui mừng nói “chúng tôi mượn máy như cái cuốc, cái cày ấy mà, chẳng phải trả công sá gì”.

K’Să Ha Tang từng được Bộ Khoa học - Công nghệ chọn là một trong 15 "Nhà khoa học chân đất" tham dự Chợ Công nghệ thiết bị Việt Nam 2005.

Hiện nay, trong làng bản đã có nhiều gia đình chuyển qua trồng cây cà phê, nên ông lại vừa hoàn thiện ý tưởng chiếc máy xay cà phê để phục vụ bà con. “Có máy, làng bản mình sẽ nhanh chóng thoát nghèo” - ông K’Să Ha Tang bộc bạch.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất