| Hotline: 0983.970.780

Một số bất cập trong xây dựng NTM

Thứ Tư 15/08/2012 , 10:07 (GMT+7)

Theo phản ánh của các địa phương, trong quá trình xây dựng NTM, một số bất cập đã bộc lộ, cần được xem xét thấu đáo để Chương trình xây dựng NTM thực sự đạt hiệu quả.

Chương trình xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, mang tính nhân văn cao đẹp. Sau một thời gian xây dựng, Chương trình đã thực sự đi vào lòng dân, nhiều địa phương đã có sự thay đổi rõ nét. Tuy vậy, theo phản ánh của các địa phương, trong quá trình xây dựng NTM, một số bất cập đã bộc lộ, cần được xem xét thấu đáo để Chương trình xây dựng NTM thực sự đạt hiệu quả.

"THIẾU ĐỒNG BỘ VÀ CHỒNG CHÉO" 

Lãnh đạo xã Tuấn Đạo (Sơn Động) chỉ ra sự bất hợp lý của một số tiêu chí NTM khi áp vào địa phương

Xã Tuấn Đạo huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang là một trong hai xã được huyện chọn làm điểm để thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, địa phương chưa nhận được một đồng vốn nào để xây dựng NTM. 

Cần 277 tỷ được cấp… 1 tỷ

Lãnh đạo xã Tuấn Đạo cho biết, HĐND tỉnh vừa họp thông qua nghị quyết về phân bổ vốn cho Chương trình xây dựng NTM. Theo đó xã Tuấn Đạo sẽ được hơn 1 tỷ đồng. Trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, việc huy động nguồn lực để đầu tư cho xây dựng NTM quả là khó khăn. Một tỷ đồng với xã miền núi là lớn song nhìn vào bản đồ quy hoạch đã được phê duyệt, lộ trình xây dựng NTM của xã này cần tới 277 tỷ đồng thì con số đó quả là ít ỏi.

Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Cộng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tuấn Đạo lại không thấy băn khoăn lắm về nguồn vốn đầu tư ít hay nhiều mà ông rất quan tâm đến những bất hợp lý của một số tiêu chí về xây dựng NTM.

Khi đề cập đến tiêu chí thứ 8 “xã có điểm bưu điện văn hóa và mạng Internet về đến thôn”, ông Cộng cho rằng: “Quy định như thế là quá lạc hậu so với xu thế phát triển”. Nói rồi, ông Cộng giải thích: "Chỉ cần một cái D.com 3G là ta sẵn sàng mang cả thế giới về trong nhà. Như thế thì đâu cần phải mất công kéo thêm dây, lắp thêm trạm Internet để làm gì vừa tốn kém lại rườm rà? Đó là chưa nói đến ở những nơi điện lưới chưa vào tới thôn, bản".

Nói xong, ông Cộng tiếp tục đề cập đến các tiêu chí khác mà theo ông nếu thực hiện được thì xã Tuấn Đạo phải san phẳng đi tất cả, làm lại từ đầu thì mới vừa đảm bảo đúng quy hoạch, vừa đúng các tiêu chí theo quy định. "Nói thế thôi nhưng khi đưa vào thực hiện, chúng tôi cũng phải tuân thủ các quy định song cũng phải đảm bảo một số hiện trạng cũ phải được giữ nguyên. Giữ nguyên nó vừa không phá vỡ không gian kiến trúc mà còn tiết kiệm được một khối lượng lớn cả công sức, tiền của Nhà nước và nhân dân. Chẳng hạn khi nhìn vào bản đồ quy hoạch đã được phê duyệt và các quy định trong Bộ tiêu chí NTM thì rõ ràng 14ha đất thổ cư và Trạm Y tế xã, trường học của con em ở đây sẽ phải di dời đến nơi khác. Như thế sẽ rất tốn kém và thực sự không cần thiết. Thành thử trong lộ trình, chúng tôi sẽ phải tự điều chỉnh cái này để không bị phá vỡ không gian kiến trúc, đồng thời đảm bảo được tính ổn định để phát triển".

Về vấn đề này, ông Cộng kiến nghị: Đáng lẽ ra các ngành khi tham gia xây dựng Bộ tiêu chí NTM, trước khi trình Chính phủ quyết định thì nên có sự phối hợp với nhau, có hướng dẫn kịp thời cho cơ sở chứ như cách làm vừa rồi là thiếu đồng bộ và chồng chéo nhau. Chẳng hạn, khi nhìn vào bản quy hoạch rõ ràng là văn minh, đẹp đấy, đảm bảo được tiêu chí của Bộ Xây dựng quy định. Song nếu thực hiện đúng như thế thì vô hình chung là phá vỡ hết không gian kiến trúc cũ mà đáng lẽ ra những điểm đó rất cần được gìn giữ. Rõ ràng là ở đây cả hai Bộ VHTTDL và Bộ Xây dựng chưa có sự phối hợp chặt chẽ.

Đề cập đến tiêu chí đường giao thông nông thôn và đường nội đồng, ông Cộng băn khoăn về tính khả thi của quy định trong tiêu chí. Ông nói: “Quy định là 100% đường trục xã, đường liên thôn cứng hóa bê tông; đường nội thôn, đường trục chính nội đồng phải được 50% cứng hóa; số còn lại thì đảm bảo đi được và không lầy lội. Rõ ràng là rất khó đối với những xã miền núi ở huyện Sơn Động. Và tôi tin rằng, chắc những khó khăn ở Tuấn Đạo hay Sơn Động cũng chẳng khác gì mấy so với các nơi khác trong cả nước. Riêng các xã miền núi, dân cư ở thưa thớt, đường làng, đường xã kéo dài hàng chục cây số, nếu thực hiện được như tiêu chí thì không biết đến khi nào mới đạt ngưỡng của NTM trong khi nguồn lực đầu tư luôn rơi vào thế bí”.

"Nên để địa phương chủ động"

Một vấn đề khác như tiêu chí về nghĩa trang và chợ cũng được các địa phương và người dân quan tâm. Theo quy định, nghĩa trang phải được xây dựng tường bao. Chưa đề cập đến số lượng nghĩa trang cần phải có ở một xã mà nghe nói đến cần phải được xây dựng tường bao đối với các xã miền núi là không cần thiết. Theo kiến nghị của hầu hết lãnh đạo các xã miền núi có lộ trình xây dựng NTM thì quy hoạch nghĩa trang tập trung là cần thiết song ở đó chỉ làm rãnh thoát nước là được chứ không phải xây dựng tường bao.

Về điều này, ông Trần Công Thắng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, cho rằng: “Việc xây dựng nghĩa trang nên để cho các địa phương chủ động, nhất là các xã miền núi. Bởi nếu làm đúng như quy định thì các xã như Thạch Sơn, Bồng Am của Sơn Động sẽ khó mà đạt được NTM khi mà cả xã chỉ có vài trăm hộ dân (xã Thạch Sơn chỉ có 112 hộ dân - PV). Có những quả đồi chỉ có 1 đến 2 hộ dân ở mà thôi”.

Liên quan đến tiêu chí xây chợ, theo đề xuất của ông Thắng thì không nhất thiết quy định mỗi xã phải có bao nhiêu chợ. Điều này nên để địa phương chủ động xét thấy cần thiết xây chợ đầu mối, chợ trung tâm đặt ở đâu thì sẽ sát với thực tế hơn. Chẳng hạn ở Sơn Động, có khi 2 đến 3 xã mới cần xây dựng một chợ, cách gọi quen thuộc là chợ trung tâm cụm xã. Ví dụ như cụm 6 xã khu vực Cẩm Đàn xây dựng chợ trung tâm có tên là chợ Quế Sơn. Nó phát huy có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu mua bán của nhân dân.

Quan điểm này của ông Thắng được lãnh đạo và nhân dân nhiều nơi ủng hộ. Chẳng hạn như ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang), theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó chủ tịch UBND huyện thì huyện đang chỉ đạo cho 4 xã làm NTM nhưng cũng chỉ tiến hành xây dựng 2 chợ mà thôi vì chừng ấy đã đáp ứng đủ mọi nhu cầu của người dân rồi. Nếu xây mỗi xã một chợ thì vừa lãng phí vừa phá vỡ không gian văn hóa chợ lâu nay của nhân dân.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Ninh Bình phấn đấu thêm 30 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên

Theo Sở NN-PTNT Ninh Bình, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên và có thêm sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao.

Bình luận mới nhất