| Hotline: 0983.970.780

Một số lưu ý trồng khoai tây đông

Thứ Tư 26/10/2016 , 08:58 (GMT+7)

Khoai tây vụ đông được nhiều địa phương chú trọng vì dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, TGST ngắn, lại có thị trường tiềm năng cho chế biến…

09-42-52_img_0346
Thu hoạch khoai tây hàng hóa
 

Xin lưu ý một số khâu kỹ thuật cần tác động đến cây trồng này nhằm mang lại hiệu quả.

- Thời vụ: Khoai tây là cây trồng có nguồn gốc ôn đới (nhiệt độ thích hợp nhất 15 - 22 độ C). Vì vậy vụ đông bố trí trồng từ 15/10 - 30/11 là thích hợp nhất, thậm chí có thể kéo dài đến 15/12 DL. Trồng sớm quá, thời tiết vẫn còn mưa lớn xen kẽ nắng nóng sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển, khoai không cho năng suất cao.

- Xử lý và cắt củ trước trồng: Chỉ nên cắt củ khi khối lượng củ trên 50gr. Củ giống đem cắt phải hết thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm). Củ có độ trẻ về sinh lý(mầm củ nhú được 1 - 1,5cm, bề mặt củ còn nhẵn, không teo tóp). Tốt nhất là dùng củ giống từ nguồn nhập khẩu hoặc được bảo quản trong kho lạnh 4 độ C.

Khi cắt củ giống nên chọn dao có lưỡi mỏng, sắc, được hơ trên ngọn nến sau mỗi lần cắt. Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh với tiết diện miếng cắt là nhỏ nhất. Không nên cắt rời mà để dính củ 2 - 3mm rồi úp lại như lúc đầu chưa cắt cho củ sớm lành sẹo. Không xử lý giống sau khi cắt với bất kỳ hóa chất nào như nông dân vẫn làm (chấm xi măng, tro bếp…).

Để đảm bảo năng suất củ sau này mỗi miếng cắt phải có tối thiểu 2 mầm, mỗi củ chỉ nên cắt thành 2 miếng không nên cắt làm 3 - 4 miếng. Sau cắt 7 - 10 ngày củ lành lại vết thương thì tách củ ra làm đôi để 1 - 2 ngày cho lành hẳn rồi đem trồng.

- Chọn và làm đất, bón phân: Chân đất cát pha hoặc thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, tưới tiêu thuận lợi, độ màu mỡ cao, được luân canh với lúa nước nên chọn để trồng khoai tây. Đất được xử lý bằng vôi tả hoặc chế phẩm Calcium hypochlorite (1kg/sào). Cày sâu hết tầng canh tác đất để lên luống cao 30 -35cm, mặt luống rộng 80 - 90cm (trồng hàng đôi cho thuận tiện).

Ngoài nguồn phân chuồng hoai mục, người trồng có thể sử dụng phân đơn hoặc phân tổng hợp để lót và thúc. Song thực tế cho thấy, sử dụng phân NPK khép kín cho hiệu quả cao hơn so với bón phân đơn (lãi so với đối chứng bón phân đơn là 223.000 đồng/sào). Cụ thể là:

+ Bón lót: 500kg phân chuồng mục + 25kg NPK 5:10:3.

+ Thúc lần 1 (sau trồng 15 - 20 ngày): 20kg NPK 12:5:10 kết hợp vun lần 1.

+ Thúc lần 2 (sau lần 1 từ 15 - 20 ngày): 20kg NPK 12:5:10 kết hợp vun lần 2.

- Trồng và chăm sóc: Tốt nhất nên trồng theo kiểu so le hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm đảm bảo đạt 5 củ/m2 (1.800 củ/sào Bắc bộ). Củ giống được đặt sao cho mặt cắt nghiêng 45 độ C để củ không bị thối hỏng khi gặp mưa hoặc tưới nước. Cần phân loại củ to, nhỏ riêng ra để trồng sẽ dễ chăm sóc sau này. Phân lót được rải theo rạch đánh sẵn, lấp đất mỏng rồi mới đặt khoai.

* Lưu ý:

+ Không nên lấp đất quá mỏng sẽ làm cây ít thân, ít củ vì mầm khỏe bật lên sớm sẽ hạn chế mầm sau phát triển. Phủ dày 5 - 7cm đối với đất thịt pha cát và 10 - 12cm với đất cát sẽ giúp cây có nhiều tầng rễ, nhiều mầm và nhiều củ sau này, củ cũng sẽ không bị xanh vai… Không đặt củ tiếp xúc với phân và ra mép ngoài luống.

+ Kết thúc bón phân cho khoai tây vào thời điểm sau trồng 35 - 40 ngày. Khi bón thúc phân hóa học cần kết hợp với vun xới và tưới nước giữ ẩm cho cây. Nên áp dụng phương pháp tưới rãnh là tốt nhất. Cho nước vào các rãnh ngập 1/3 luống đất (đất thịt nhẹ) và ½ luống đối với đất cát đồng thời, cần khử lẫn giống và loại bỏ các cây bị bệnh vi khuẩn héo xanh và cây bị virus đem tiêu hủy.

+ Để giảm thiểu tỷ lệ thối hỏng củ sau trồng cũng như hạn chế phân hóa học gây thối rễ sau bón thúc, vun xới, cần lưu ý không tưới nước ngay cho khoai tây sau trồng hoặc sau vun xới. Nên tưới giữ ẩm cho khoai sau trồng hoặc sau vun xới 2 - 3 ngày vì lúc này cây đã ổn định bộ rễ.

Khoai tây vụ đông hay bị sâu xám, bọ trĩ, nhện hại đầu vụ; bệnh xoăn lùn, khảm lá, héo xanh và mốc sương giai đoạn giữa đến cuối vụ. Cần phòng trừ theo hướng tổng hợp, loại bỏ các cây bị bệnh nặng đem tiêu hủy, dùng thuốc hóa học phòng trừ theo nguyên tắc 4 đúng.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm