| Hotline: 0983.970.780

Một số sâu bệnh hại chính trên cây tiêu

Thứ Sáu 03/10/2014 , 08:10 (GMT+7)

Trước hết nói đến cây tiêu là nói đến bệnh hại mà bệnh đáng sợ nhất phải nói đến trước tiên là bệnh thối gốc - chết dây, hay còn gọi là chết nhanh (Quick wilt, Phytophthora foot rot).

Bệnh chết nhanh

Trước hết nói đến cây tiêu là nói đến bệnh hại mà bệnh đáng sợ nhất phải nói đến trước tiên là bệnh thối gốc - chết dây, hay còn gọi là chết nhanh (Quick wilt, Phytophthora foot rot).

Sở dĩ gọi như thế là từ khi thấy cây tiêu “buồn”, dây bị héo, xuống lá, lá vàng rồi rụng ào ạt chỉ để lại dây, cành trơ chọi, tất cả chỉ diễn ra trong 7 - 10 ngày.

Rồi sau đó, cây chết trong vòng vài tuần lễ, nếu nhổ lên thì thấy toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ bong ra, có mùi hôi nhẹ, một khi bệnh xuất hiện sẽ làm chết hàng loạt nọc tiêu, việc phòng trị khó khăn, tốn kém và ít hiệu quả vì khi triệu chứng thể hiện ra bên ngoài thì có nghĩa là bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công từ 1 - 2 tháng trước.

Bệnh thối gốc - chết dây do một loại nấm sống dưới đất, thích ẩm gọi là Phytophthora parasitica var. piperana. Bệnh xảy ra và lây lan chủ yếu trong mùa mưa nhất là giai đoạn giữa và cuối mùa mưa, thông thường nấm Phytophthora kết hợp với các loại nấm sống trong đất khác như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia… cùng tấn công nên tiêu càng chết nhanh.

07-20-31_mexyl-mz-72wp-goi-100g-copy

Nấm bệnh có thể xâm nhập hầu như tất cả các bộ phận của cây tiêu như lá, rễ, thân, nhánh… nhất là các bộ phận nằm trong và sát mặt đất, thông thường trong mùa mưa, các lá dưới thấp bị bệnh trước do nước mưa mang mầm bệnh dưới đất bắn toé lên dính vào các lá bên dưới, lá bệnh rụng xuống, mang theo mầm bệnh và lây lan nhanh nhờ nước.

Kinh nghiệm cho thấy bệnh xuất hiện trên các vườn tiêu 3- 4 năm tuổi trở lên và khi thấy trong vườn có 5 - 7% cây chết thì phần lớn cây trong vườn đều đã bị nấm tấn công.

Để phòng trừ bệnh thối gốc - chết dây, cần chú ý các biện pháp tổng hợp như sau:

- Trồng cây với mật số vừa phải, không trồng dầy, nên xén tỉa nhánh sát mặt đất (cách mặt đất 20 - 30 cm), có thể quét dung dịch Bordeaux 10%, vôi vào phân thân tiêu sát mặt đất để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh.

- Xen canh: Theo kinh nghiệm các nước Ấn Độ, Philipinnes cho thấy trồng xen tiêu với cà phê, dừa… sẽ giảm bệnh chết nhanh.

- Sử dụng cây con sạch bệnh: Không lấy hom trong vườn đã bị bệnh chết nhanh, đất trong bầu phải được xử lý bằng nhiệt độ, formol… để trừ tuyến trùng, mầm bệnh…

- Dùng giống kháng: Các giống tiêu khác nhau có tính chống chịu khác nhau đối với bệnh chết nhanh, kinh nghiệm cho thấy giống tiêu Lada Belangtoen có tính chống chịu bệnh cao.

- Thoát nước triệt để: Để hạn chế bệnh chết nhanh, cần phải hạ mức thuỷ cấp xuống càng sâu, càng tốt, tối thiểu cũng phải bảo đảm 6 tấc (60 cm) tính từ mặt đất trở xuống không được đọng nước, nếu cần phải lên mô để trồng. Trung bình cứ hai hàng tiêu, có một mương, mương vừa giúp thoát thuỷ vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan qua nước.

- Bón phân hợp lý: Cần bón phân đầy đủ và hợp lý sẽ giúp tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, cần chú ý bổ sung ma- nhê và vôi. Phân hữu cơ hoai mục cũng tốt cho tiêu do ngoài việc cung cấp thêm ít vi lượng cho cây, trong phân hữu cơ có hệ vi sinh vật đối kháng với mầm bệnh và tuyến trùng.

- Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thu nhặt tàn dư thực vật như lá, cành, rễ… cây bệnh trong vườn, mang đi tiêu hủy. Vườn tiêu bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần chờ ít nhất 6 tháng đến 1 năm, mới nên trồng lại sau khi đã xử lý mầm bệnh.

- Xử lý bằng hóa chất: Như trên đã nói, vườn tiêu 2, 3 năm đã bắt đầu nhiễm bệnh, do đó từ năm thứ 3 để phòng trừ có thể phun hay đổ gốc các loại thuốc đặc hiệu như Alpine 800 WG (Fosetyl aluminium), Mexyl MZ 72 WP (Metalaxyl) hay Treppach Bul 607SL (Propamocarb) nếu vườn kế bên bị bệnh thì có thể xử lý xen kẽ các loại thuốc này với thuốc gốc đồng mỗi tháng 1 lần.

Nếu trồng tiêu lại trên vườn vụ trước đã bị bệnh chết nhanh cần phải phòng trừ bệnh ngay năm đầu tiên.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm