| Hotline: 0983.970.780

Một số vấn đề trong quản lý bệnh đạo ôn

Thứ Năm 24/02/2011 , 09:56 (GMT+7)

Triệu chứng của bệnh đạo ôn điển hình trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu xám nhạt, sau lan rộng dần thành hình thoi, ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh màu nâu đậm.

Bệnh đạo ôn (cháy lá) hại lúa do nấm Pyricularia oryzae Cav.et.Bri, là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất ở hầu hết các quốc gia trồng lúa nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Philippin, Thái Lan và Việt Nam.

Theo thống kê, hàng năm sản lượng lúa của thế giới bị mất do bệnh đạo ôn gây ra đủ để nuôi sống khoảng 60 triệu người. Bệnh đạo ôn có thể phát sinh trên lúa từ thời kỳ mạ tới thời kỳ trổ bông, làm cho cây lúa có thể bị lụi, cháy khô và hạt lúa bị khô lép, giảm năng suất và có thể bị mất trắng. Ở Việt Nam, trong những năm qua bệnh đạo ôn đã gây hại tại hầu hết các địa phương trong cả nước, gây thất thu lớn cho sản xuất lúa gạo.

Triệu chứng của bệnh đạo ôn điển hình trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu xám nhạt, sau lan rộng dần thành hình thoi, ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh màu nâu đậm. Trong điều kiện thuận lợi và đặc biệt trên các giống nhiễm, các vết bệnh liên kết lại với nhau gây hiện tượng lụi toàn bộ ruộng lúa, khi đó gọi là “đạo ôn cấp tính”. Từ đạo ôn lá, bệnh gây hại tiếp trên đốt thân, cổ bông, cổ gié, hạt. Vết bệnh ban đầu màu nâu hoặc đen, sau lớn dần làm thâm đen ở cổ bông, cổ gié lúa cuối cùng làm gẫy bông, hạt lép.

Nấm Pyricularia oryzae Cav.et.Bri thuộc họ Moniliaceae bộ Moniliales-lớp nấm bất toàn, có khả năng sinh sản bào tử rất lớn (khoảng trên hai nghìn bào tử/vết bệnh trong một đêm), phát tán bào tử cao hàng chục mét và xa gần chục kilômét nên bệnh đạo ôn lây lan rất mạnh. Nấm phát triển tốt ở nhiệt độ 24-28oC, ẩm độ cao trên 80%, đặc biệt khi lá lúa có đọng nước do sương mù, mưa nhỏ. Bào tử rất dễ dàng hình thành giác bám, chọc thủng vách tế bào lá lúa với hệ thống men chuyên biệt, sợi nấm nhanh chóng hút chất dinh dưỡng trong lá lúa và phát triển mạnh bên trong.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nấm bệnh đạo ôn còn tiết ra hai loại độc tố là axit Piconinic và Piricularin làm kìm hãm hoạt động của hệ thống men của tế bào cây lúa, phá huỷ diệp lục và quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, nấm Pyricularia oryzae Cav.et.Bri còn phát sinh rất nhiều nòi khác nhau, tồn tại rất lâu trong đất, trên ký chủ phụ, là nguồn bệnh rất phong phú để lây lan trên đồng ruộng. Qua thực tế, trong sản xuất, nông dân thường gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý bệnh đạo ôn hại lúa, đó là:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 39 ra ngày 24/2/2011)

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất