| Hotline: 0983.970.780

Một trường nghề mạnh

Thứ Ba 12/10/2010 , 12:31 (GMT+7)

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ là trường trọng điểm quốc gia về đào tạo nghề cho con em nông dân trong vùng.

Sau 6 năm hợp nhất từ 3 trường dạy nghề thuộc Bộ NN-PTT đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định: Trường Công nhân kỹ thuật Lâm nghiệp TƯ 2, Trường Dạy nghề Xây dựng và Trường Cơ khí nông nghiệp 4, hiện Trường Cao đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ là trường trọng điểm quốc gia về đào tạo nghề cho con em nông dân trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Trung Tiến - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&NLTB phấn khởi: “Với những thành tích đạt được trong thời gian qua và vai trò quan trọng trong đào tạo nghề cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên, khu vực đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế năng động, Bộ NN- PTNT đã quyết định đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&NLTB thành trường trọng điểm quốc gia theo mô hình đào tạo chuẩn. Cơ sở nhà trường sẽ được mở rộng từ 5,1 ha lên 20 ha với hệ thống giảng đường, ký túc xá, thư viện, hệ thống xưởng, phòng thí nghiệm... đạt chuẩn với tổng kinh phí đầu tư khoảng 350 tỷ đồng”.

Để xây dựng thương hiệu, Trường luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu. Để thực hiện điều này, trong những năm qua nhà trường đã xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và hệ thống thiết bị đào tạo nghề hiện đại. Nếu như năm 2006, trường chưa có giáo viên nào đạt trình độ thạc sĩ thì đến nay nhà trường đã có 29 CB-GV theo học cao học, hiện có 9 người đã tốt nghiệp về phục vụ giảng dạy. Hiệu trưởng Nguyễn Trung Tiến cho biết: “Là địa bàn xa trung tâm thành phố, điều kiện để giáo viên đi học là không dễ. Để động viên, ngoài chính sách về tiền lương, học phí, tàu xe... nhà trường còn hỗ trợ mỗi giáo viên đi học 600.000đ/tháng, khi tốt nghiệp được thưởng 10 triệu đồng/người".

 Song song, nhà trường còn đầu tư mạnh chính sách tuyển dụng gióa viên: người có trình độ thạc sỹ đúng chuyên ngành đầu quân vào trường sẽ được hỗ trợ nóng 25-30 triệu đồng, thạc sỹ chưa đúng chuyên ngành cũng được hỗ trợ từ 15-20 triệu đồng. Ưu tiên tuyến tuyển dụng những người đang theo học cao học. Ngoài ra, hàng năm còn có hàng trăm CB-GV được tập huấn để nâng cao năng lực giảng dạy. Về thiết bị giảng dạy, năm nào trường cũng đầu tư 4-5 tỷ đồng mua sắm mới để bảo đảm tỷ lệ thực hành cho sinh viên - học sinh từ 70% trở lên.

Hiện Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&NLTB đang sở hữu 1 đội ngũ giáo viên khá hùng hậu: 146 là giáo viên đứng lớp với 80% tốt nghiệp đại học và 20 gióa viên có trình độ cao học. Ngoài ra, nhà trường còn được Dự án Votech (Hà Lan) hỗ trợ mỗi năm 400 lượt giáo viên đi học bồi dưỡng, riêng giáo viên dạy chuyên ngành hàn được dự án đào tạo đạt trình độ theo tiêu chuẩn của Mỹ. Trong hướng phát triển, nhà trường sẽ tiếp tục đào tạo, tuyển dụng bổ sung và thay thế để đạt được 40% gióa viên có trình độ thạc sĩ. Hiện nhà trường đang liên kết với trường Đại học Vinh để nâng cao trình độ giảng viên. Và để đa dạng hóa ngành học nhà trường tiếp tục tuyển dụng giáo viên kế toán, CNTT.

Nếu như năm 1990 chỉ có 9 nghề đào tạo thì đến năm 2010 nhà trường đã tuyển sinh 9 nghề cao đẳng và 15 nghề trình độ trung cấp. Cơ cấu ngành nghề chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội. Trong đó, nhóm ngành cơ khí và kỹ thuật điện tăng nhiều nhất. Trường đã mở ra nhiều phương thức đào tạo linh hoạt đáp ứng yêu cầu người học. Bên cạnh đào tạo tập trung, nhà trường còn liên kết với các địa phương, các cơ sở đào tạo nghề, các DN có nhu cầu đào tạo... tổ chức đào tạo tại cơ sở gắn với việc làm.

Hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở nước ta còn thấp, chưa đến 30%, chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động, nhất là lao động kỹ thuật có tay nghề cao. Đặc biệt, chính sách đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn đang tập trung cho các mục tiêu: thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa... nhằm CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn, phấn đấu đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 50%. Đây là cơ hội lớn cho Trường Cao đẳng nghề CĐ-XD&NLTB phát huy sứ mệnh đào tạo.
Từ khi hợp nhất (2007) đến niên khóa 2009-2010, nhà trường đã đào tạo được 6.512 học sinh hệ dài hạn và gần 8.500 học sinh hệ ngắn hạn. Riêng niên khóa 2009-2010, ngoài chỉ tiêu Bộ NN-PTNT giao đào tạo cho 500 sinh viên hệ cao đẳng, 1.000 học viên hệ trung cấp và 2.000 học sinh sơ cấp nghề, nhà trường còn phải đào tạo nghề cho 1.000 học sinh con em nhà nghèo trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.

Với đối tượng học sinh này, là con em ở các địa phương miền núi nhà trường sẽ đào tạo nghề chăm sóc các loại cây trồng: cà phê, cạo mủ cao su, đan chiết cành, điện dân dụng, chăn nuôi thú y. Với học sinh miền xuôi nhà trường sẽ đào tạo các nghề: vận hành máy xúc đào, máy ủi, cơ khí nông nghiệp và lái ô tô. Hiệu trưởng Nguyễn Trung Tiến cho biết thêm: “Riêng với đối tượng con em miền núi, vì tập quán của đồng bào dân tộc là không chịu đi học xa nên chúng tôi hợp đồng mở lớp đào tạo tại địa phương, đến giai đoạn thực hành chúng tôi bố trí chở học viên về trường thực tập”.

Các chương trình đào tạo cũng được nhà trường thường xuyên đổi mới để phù hợp với nhu cầu thực tế, hiện nhà trường đang đào tạo nghề có trình độ cao do Tổng cục Dạy nghề ban hành. Để tạo điều kiện cho học viên tiếp cận nhanh những thông tin cần thiết trong ngành học, nhà trường xây dựng thư viện điện tử và phòng học đa năng. Hầu hết học sinh tốt nghiệp ra trường đều có tay nghề cao và nhanh chóng tìm được việc làm ổn định từ những đơn vị nhận học viên thực tập.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất