| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công (Thái Nguyên):

Mua áo để… bán vải!

Thứ Năm 27/11/2014 , 13:44 (GMT+7)

Tỉnh Thái Nguyên đầu tư xây dựng nhà máy hết 35 tỷ đồng và bỏ hoang suốt hơn 3 năm, đến cuối năm 2014 mới thu về có 1 tỷ đồng bằng tiền mặt (số còn lại cho doanh nghiệp nợ), thì liệu có lãng phí?

Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tại xã Tân Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đầu tư xây dựng hơn 35 tỷ đồng, đã được Cty cổ phần Tập đoàn Hoàng Mai có địa chỉ tại Ý Yên, Nam Định đề xuất mua lại, với giá trị trả trước có 1 tỷ đồng...

Công trình Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công, được xây dựng bằng công nghệ MBT - CD.08, do Cty TNHH Thủy lực – Máy thi công với tổng mức đầu tư hơn 35 tỷ đồng, từ nguồn vốn tài trợ của nước ngoài (hơn 50%), vốn góp của Cty TNHH Thủy lực - Máy (15,3%) và vốn đối ứng từ ngân sách của địa phương (32%). Sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản, tháng 5/2011, dự án được chủ đầu tư bàn giao cho UBND thị xã Sông Công quản lý.

Tuy nhiên, từ lúc khai trương, nhà máy hầu như không thể hoạt động. Nguyên nhân chính dẫn đến việc đóng cửa là do 2 sản phẩm chính của nhà máy là viên đốt và gạch không nung từ rác thải sản xuất ra, không tiêu thụ được trên thị trường. Sản phẩm làm ra cũng được nhà máy giới thiệu đến một số cơ sở, song đều bị từ chối vì viên đốt nhiệt lượng thấp, nhiều tro, sản phẩm gạch không nung có độ cứng không đạt yêu cầu.

Ngoài ra, dây chuyền xử lý rác của nhà máy khi đi vào vận hành, công suất không đạt được như thiết kế ban đầu, máy móc thường xuyên hỏng hóc. Cty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Sông Công cũng đã phối hợp với Cty TNHH Thủy lực – Máy bàn và tìm biện pháp khắc phục để đưa nhà máy hoạt động trở lại, nhưng sửa chữa nhiều lần vẫn không hiệu quả.

12-41-37_img_0748
Khu xử lý rác thải trở thành nơi "nghỉ dưỡng" của đám trâu bò

Ông Đào Quý Trọng, Giám đốc Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Sông Công chia sẻ, trong điều kiện hiện tại, Cty không đủ kinh phí để tiếp tục quản lý nhà máy và trả lương cho người lao động. Do vậy, Cty xin trả lại Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công và số lao động thị xã đã tuyển dụng, cho nhà máy về UBND thị xã Sông Công quản lý...

Trước áp lực từ dư luận, ngày 24/4/2014, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 172/TTr-KNTC gửi UBND tỉnh Thái Nguyên: “…Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên, chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc những vấn đề nêu trên, để đưa nhà máy vào hoạt động, tránh lãng phí tiền của nhà nước, báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản về Thanh tra Bộ Xây dựng trước ngày 30/5/2014, để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quá thời hạn nêu trên, nếu nhà máy không hoạt động, Thanh tra Bộ sẽ thanh tra để quy kết trách nhiệm”.

Trước yêu cầu quyết liệt của Thanh tra Bộ Xây dựng, ngày 22/10/2014, UBND thị xã Sông Công đã có văn bản số 1031/UBND-QLĐT gửi UBND tỉnh Thái Nguyên và các ngành chức năng đề nghị chấp thuận cho “Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Mai tiếp nhận Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công bao gồm: Phần diện tích đất trong khuôn viên nhà máy, toàn bộ tài sản trên đất và các công trình phụ trợ hình thành khi xây dựng nhà máy”.

Còn theo đề xuất của Cty cổ phần Tập đoàn Hoàng Mai, thì trước khi bàn giao, tiếp nhận nhà máy xử lý và tái chế rác thải, sẽ chỉ “trả trước 1 tỷ đồng khi bàn giao nhà máy”. Số còn lại sẽ được thanh toán, khấu trừ dần trong quá trình vận hành, xử lý rác.

12-41-37_img_0746
Nhiều thiết bị đã han gỉ, hư hỏng

Dư luận tại Thái Nguyên cho rằng, tỉnh đầu tư xây dựng nhà máy hết 35 tỷ đồng và bỏ hoang suốt hơn 3 năm, đến cuối năm 2014 mới thu về có 1 tỷ đồng bằng tiền mặt (số còn lại cho doanh nghiệp nợ), thì liệu có lãng phí? Điều quan trọng nhất là Cty cổ phần Tập đoàn Hoàng Mai cũng chưa có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xử lý rác thải, liệu có đủ năng lực vận hành nhà máy, hay chỉ “giúp” mua lại đống sắt vụn này cho “yên” dư luận?

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.