| Hotline: 0983.970.780

Mùa cá mú đen đen đủi

Thứ Tư 22/06/2011 , 11:53 (GMT+7)

Cá mú đen là một trong những đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất. Nhưng hiện nay, dân Long Sơn đang phải khóc ròng với con cá này.

Trong các loài thuỷ sản được nuôi trồng phổ biến ở xã đảo Long Sơn (TP Vũng Tàu, tỉnh BR- VT), cá mú đen là một trong những đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất. Nhưng hiện nay, dân Long Sơn đang phải khóc ròng với con cá này.

Cá chết hàng loạt 

Theo ông Lê Minh Thông, Chủ tịch Hội Nông dân Long Sơn thì toàn xã có khoảng 1.300 hộ nuôi thủy hải sản các loại, với diện tích nuôi cá mú đen chiếm gần 80 ha. Tuy nhiên, hiện nay nhiều lồng bè cá mú đang bị chết hàng loạt, xác cá nổi trắng mặt nước làm nhiều hộ ngư dân điêu đứng vì mất cả vốn lẫn lời.

Anh Nguyễn Văn Đậu ở xã Long Sơn cho biết: “Cách đây 3 năm, tôi có vay của ngân hàng 30 triệu đồng đầu tư nuôi cá mú đen. Hai năm đầu hiệu quả kinh tế khá, đã trả hết nợ ngân hàng và còn dư ít vốn. Vậy nên đầu năm nay tôi quyết định đầu tư 80 triệu đồng mở rộng diện tích nuôi. Đến nay trọng lượng của cá vừa đạt khoảng 1,3 đến 1,8 kg/con thì cá bỗng nhiên chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân”.

Sang các lồng bè bên cạnh, chúng tôi cũng chứng kiến tình trạng cá chết tương tự. Ông Bùi Văn Mạnh, một người nuôi cá có kinh nghiệm nhưng giờ đây cũng chỉ biết khắc phục tình trạng này bằng cách gom những con đã chết vứt đi, còn con nào yếu thì chuyển sang một lồng khác để tránh lây lan. "Chúng tôi chẳng biết phải chữa chạy thế nào, vì tất cả các lồng bè đều có chung một nguồn nước. Nước bị ô nhiễm thì lồng nào cũng bị như nhau thôi"- ông Mạnh nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng cá mú đen của bà con ngư dân Long Sơn bị chết diễn ra ở hầu hết các lồng bè ở khu Bến Điệp và Bến Đá. Có thể nói, sau vài vụ mang lại lợi ích cho ngư dân, đến nay con cá mú đang bị vận hạn và đẩy người dân đến trước nguy cơ vỡ nợ.

Bó tay với nhà máy

Theo ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên khu vực nuôi trồng thủy sản ở Long Sơn đã ở mức báo động bởi những nhà máy nằm rải rác trên địa bàn các huyện Tân Thành, Long Thành, TX Bà Rịa…đang xả thẳng nước thải ra hệ thống sông.

Thời gian qua, Chi cục đã tiến hành lấy mẫu, kiểm tra chất lượng nguồn nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản của ngư dân, kết quả thu được là các chỉ số lý, hóa và mức độ an toàn của nguồn nước đã vượt gấp nhiều lần cho phép. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng cá chết nổi trắng lồng bè như hiện nay.

Theo thống kê của UBND xã Long Sơn, tổng số vốn đầu tư của ngư dân cho các lồng cá mú khoảng hơn 30 tỉ đồng. Với tình hình cá chết hiện nay, ngư dân bị trắng tay, vỡ nợ là không còn quá xa.

Được biết, trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã có quyết định tạm ngưng một số nhà máy chế biến bột cá, khu công nghiệp… gây ô nhiễm trên địa bàn này. Tuy nhiên, vẫn còn đó hàng loạt nhà máy hoạt động và lén lút xả thải. Vì vậy, con đường mưu sinh của người dân vẫn đang đang càng ngày càng bị đe dọa.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.