| Hotline: 0983.970.780

Mùa đông ở Ý Tý

Thứ Hai 10/10/2011 , 11:48 (GMT+7)

Mùa đông ở nơi này dường như đến sớm hơn mọi miền đất nước, mùa đông đến cùng với những đám mây mù đặc như sữa giăng mắc suốt cả mùa đông ẩm ướt…

Lúa đã chín vàng trên các sườn núi, cũng là khi những cơn gió heo may đem cái lạnh tràn ngập khắp các đỉnh núi nơi miền cao Ý Tý. Mùa đông ở nơi này dường như đến sớm hơn mọi miền đất nước, mùa đông đến cùng với những đám mây mù đặc như sữa giăng mắc suốt cả mùa đông ẩm ướt…

1. Trở lại  Ý Tý lần này như một sự ngẫu hứng, Chánh Văn phòng UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) Bùi Khánh Linh bảo tôi: Trên Ý Tý mùa này lúa đang chín, đẹp mê mải…Thế là tôi vội nhảy lên xe đi theo anh như chẳng định trước. Con đường ngược lên Ý Tý men theo dòng sông Hồng qua các xã: Trịnh Tường, Cốc Mỳ, A Mú Sung, A Lù phần lớn đã được trải nhựa, còn vài chục cây số nữa qua đất A Lù đang làm có lẽ phải vài tháng nữa mới hoàn thành.

Bởi trên vùng cao mưa nắng bất thường, lúc này dưới vùng thấp nắng chan hoà thì trên các xã vùng cao trời chẳng ra sương mù cũng chẳng ra mưa. Mù đặc quánh, mù như mưa phùn thấm vào áo quần và tay chân giá lạnh, mặt đất nhão nhoét bùn đất, ngập ngụa phân gia súc, mỗi người ở đây khi bước chân ra khỏi nhà đều đi ủng.

Nhà của người Hà Nhì trên Ý Tý

Mùa đông ở Ý Tý dài sáu, bảy tháng trời, bắt đầu từ tháng mười năm nay đến hết tháng ba tháng tư năm sau, có năm rét và sương mù kéo đến hết tháng tư. Đầu năm nay, giữa tháng ba rồi mà còn có mưa tuyết, tuyết rơi liên miên mấy ngày đêm liền, cả núi rừng trắng xoá bởi tuyết phủ. Mùa hạ thực sự đến với vùng cao Ý Tý khi những cơn giông cùng những trận mưa ngập rừng xối xả tuôn xuống, đấy là mùa làm ruộng nương, mọi người đều hối hả ra đồng.

Mùa hạ thật ngắn ngủi, còn mùa đông thì dài lê thê, người ta thấy mùa hạ trên những thửa ruộng lóng lánh ánh bạc, khi lúa trên sườn núi đã hoe hoe vàng cũng là khi mùa đông về gõ cửa. Những công việc lớn như: làm nhà, cưới xin, lễ hội…đều tổ chức trong mùa đông.

Đường xuống thôn Lao Chải

2. Ngồi uống rượu với tôi mà Phó chủ tịch xã Tráng A Lù như ngồi trên đống lửa, hỏi ra mới hay ngày mai anh cưới vợ cho con trai là Tráng Hờ Dó đang làm cán bộ khuyến nông viên của xã. Tráng A Lù bảo: Nó kéo vợ từ mấy hôm nay rồi, ông mối đã sang thông báo với bố mẹ cô gái, ngày mai thì tôi làm cưới cho nó…

Chuyện thằng Hờ Dó yêu con Ly Hờ Dia người Hà Nhì ở A Lù từ mấy năm nay rồi, đã mấy lần bạn bè giục nó sang kéo về làm vợ, nhưng con Dia chưa đến tuổi lấy chồng, vả lại thằng Dó còn bận học. Năm nay con Dia 20 tuổi đủ tuổi lấy chồng, ông mối bấm ngày bảo cưới năm nay là tốt nhất. Thế là đêm ấy nó cùng với mấy người anh em sang A Lù kéo con Dia về làm vợ. Họ nhốt con Dia vào căn buồng phía trái cạnh gian giữa nơi có bếp lửa to trong nhà, đây cũng là nơi tiếp khách.

Tục kéo vợ, hay gọi là "trộm vợ" đã có từ rất lâu, nếu đồng ý thì cô gái không kêu khóc, phá cửa đòi ra, còn ngược lại thì người ta phải thả cô gái đó đưa trả về nhà bố mẹ cô gái. Khi kéo được cô gái đó về, nhà trai bắt gà mổ để cúng tổ tiên, họ khấn rằng: Hôm nay là ngày lành tháng tốt, con cháu đã kéo được cô gái về nhà làm vợ, nay có chén rượu nhạt dâng kính báo các cụ để các cụ nhận mặt con cái trong nhà… Cô gái cũng đến trước bàn thờ khấn vái, sau đó là đi sắp mâm, làm cơm cho mọi người ăn uống…

Phụ nữ Hà Nhì và những đống củi

Sáng hôm sau nhà trai gói hai gói xôi nếp và hai lít rượu sang nhà gái thông báo cho bố mẹ cô gái biết rằng đêm qua họ đã "cướp" cô gái về nhà họ rồi. Nhà gái mời anh em họ mạc đến, nếu nhà gái đồng ý thì họ mở hai gói xôi đó ra, họ mổ gà làm cơm dâng hai gói xôi đó lên bàn thờ tổ tiên. Khi đó việc đám cưới mới được bàn bạc, phía nhà trai mang đến cho nhà gái một con lợn 60-70kg, 2 con gà trống, 2 con gà mái, rượu 70-80 lít, 30 kg gạo nếp để đồ được 80-100 cặp xôi, bạc trắng 10-20 đồng loại 5 hào, tiền mặt 2 triệu. Số thịt, rượu ấy để nhà gái làm cơm mời anh em họ mạc báo tin con gái họ đã lấy chồng. Nếu nhà gái không đồng ý thì hai gói xôi không được mở ra và nhà trai phải dẫn cô gái trả về cho họ.

Chúng tôi theo Tráng A Lù về nhà anh cách trụ sở UBND xã chừng một cây số. Nhà Lù hình vuông cũng trình tường như mọi nhà, mấy người phụ nữ ngồi quanh bếp lửa giữa nhà, nơi đặt hòn đá "À phì phu chu ma", tạm hiểu là thần giữ lửa, người Hà Nhì gọi là hòn bà. Bởi trong nhà người Hà Nhì, buổi sáng bao giờ người phụ nữ cũng dậy sớm nhất, việc đầu tiên họ nhóm lửa để lấy ánh sáng và hơi ấm cho ngôi nhà, sau đó mới đi làm các việc khác. Tức là họ đánh thức thần lửa, đánh thức hòn bà trong ngôi nhà của mình.

Điều này cho đến tận bây giờ tôi mới hiểu, năm 2003 lên nhà ông Phù Mờ Có ở thôn Chuẩn Thèn, hôm ấy đúng vào ngày Tết của người Hà Nhì, Phù Mờ Có sau khi sắp lễ cúng tổ tiên rồi trịnh trọng rót lên hòn đá thờ thần lửa một chén rượu, tiếp đến là gắp lên đó thịt, xôi nếp và cả bánh dày…Tôi hỏi thì Phù Mờ Có bảo: Nhờ có "ông đá" này giữ hộ ngọn lửa ấm trong ngôi nhà của ta, mọi người trong nhà mới được khoẻ mạnh, làm ăn được mùa, chăn nuôi được nhiều con lợn, con gà. Tết đến phải phải mời "ông đá" uống rượu và ăn Tết cùng…

Trước khi về ngôi nhà mới chủ nhà phải tìm một hòn đá ở đầu rừng, ngọn núi có độ cứng cao, lửa nung không vỡ chôn ở cạnh bếp lửa. Khi đó lửa mới được đốt lên, tất cả mọi người trong nhà và cả khách không ai được bước qua "ông đá", hay gõ bất cứ vật gì lên đầu làm tổn thương "ông đá".

Lúc này ngoài sân có một nhóm thanh niên đã đến, chắc là con cháu của gia đình Tráng A Lù, họ đến để giúp gia đình làm đám cưới ngày mai. Những việc lớn của người Hà Nhì như: Làm nhà, tổ chức cưới xin, làm lễ tết…đều do người đàn ông sắp đặt, còn việc lấy củi, làm ruộng, nương, chăn nuôi lợn gà…lại do người phụ nữ, còn việc trông con thì lại do người đàn ông.

Cô Ly Hờ Dia mới được kéo về làm vợ

Cô dâu mới Ly Hờ Dia mang mẹt đỗ ra sảy, được biết cô đã học đến cấp hai rồi, nhưng dứt k

Sống ở trên núi cao mùa đông dài dằng dặc và lạnh thấu xương, nếu không có củi lửa thì không sao chống lại được cái lạnh như cắt da cặt thịt. Bởi thế nhà nào cũng chất củi đầy nhà, củi là "thước đo" sự chăm làm của cô gái, cô gái nào không có đống củi to thì rất khó lấy chồng…

hoát không chịu trả lời tôi bằng tiếng Kinh, một mực lắc đầu cười bèn lẽn. Tráng A Lù cho hay: Đám cưới con trai anh làm tại ngôi nhà này, mấy chục mâm cơm sẽ được bày ở trong nhà và ngoài sân căng bạt, mỗi gia đình trong thôn cho gia đình mượn bát đũa đủ một mâm, anh tha thiết mời tôi ở lại ăn cưới con trai anh, anh bảo: Mọi thủ tục của người Hà Nhì như trình báo tổ tiên thì đã làm từ hôm qua hôm kia rồi, ngày mai chỉ uống rượu mừng thôi…

3. Trời mù quá, Tráng A Lù bảo: Không biết đến khi nào mù mới tan, có thể một tuần hoặc nửa tháng chẳng thể nào biết được. Đã vào mùa gặt rồi, nếu trời cứ mù mịt ẩm ướt như thế này lúa phơi không khô được… 

Tôi xuống thôn Lao Chải, thấy vắng bóng dáng đàn ông, chỉ thấy một người đàn ông đang cõng con trở về nhà trên con đường lộc khộc đá, anh ta bảo: Mùa này đàn ông lên rừng trông nương thảo quả hết rồi…Thì ra vậy, còn những người phụ nữ ở nhà thêu quần áo, mù quá họ không thể lên rừng lấy củi được. Công việc vất vả nhất của người phụ nữ Hà Nhì là lấy củi. Sau mùa gặt, hầu như ngày nào họ cũng có mặt ở trên rừng để lấy củi.

Những chàng trai tìm vợ cứ nhìn trước cửa nhà cô gái nào có đống củi to, gỗ tốt đủ biết cô gái ấy là người chăm chỉ, chịu khó. Khi cô gái về nhà chồng thì đống củi ấy tặng lại bố mẹ, để mỗi lần nhóm lửa cha mẹ cô gái vẫn thấy con gái mình đang ở cạnh như ngọn lửa hồng ấm áp.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm