| Hotline: 0983.970.780

Mùa hành tây “đắng”

Thứ Sáu 17/02/2012 , 10:19 (GMT+7)

Năm nay do sâu bệnh và nắng nóng, mưa nhiều, ruộng hành tây phát triển còi cọc, nài nỉ mãi cũng chỉ được thu mua với giá 800 đ/kg (giá năm ngoái là 8.000-9.000 đ)

Chúng tôi xuống huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) vào lúc nông dân đang thu dọn ruộng hành tây.  Hành chất đống  giữa đồng. Không chỉ xã Hưng Đạo, các xã Ngọc Kỳ, Nguyên Giáp, Văn Tố... đều điêu đứng vì mất mùa.

Trao đổi với chúng tôi, bà con trồng hành tây tại thôn Ô Mễ và Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo cho biết, so với vụ đông các năm trước thì vụ đông năm nay, giá hành tây giảm mức kỷ lục, đầu vụ từ 2.500- 3.000 đ/kg thì hiện chỉ còn 500 đ/kg; thậm chí nhiều hộ không bán được, đành để thối ở ruộng. Không chỉ giá giảm mạnh, vụ hành năm nay ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường nên năng suất giảm đáng kể.

Ông Phạm Văn Trường, thôn Xuân Nẻo cho biết, trong tháng 8 và tháng 9/2011, hành tây ảnh hưởng nắng nóng, bị tụt củ. Sang tháng 10 và tháng 11 mưa nhiều nên thối củ, số hành còn lại thì củ xấu, nhỏ không bán được. Ông Trường than thở: "5 sào hành tây năm ngoái, khi thu hoạch được mùa được giá, từ 8.000- 9.000 đ/kg, thu được gần 50 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 30 triệu. Năm nay do sâu bệnh và nắng nóng, mưa nhiều, ruộng hành tây phát triển còi cọc, nài nỉ mãi họ cũng chỉ thu mua với giá 800 đ/kg. 1 sào chỉ thu được hơn 1 triệu đồng, buồn nẫu ruột".

Với nông dân, câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì để mang lại hiệu quả lâu dài thật khó trả lời. Bởi SX phụ thuộc vào thời tiết, thị trường; trong khi lại làm tự phát, chưa có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Bán đã ế, trên thị trường lại tràn ngập hành tây Trung Quốc; không DN nào "dũng cảm" đứng ra tiêu thụ sản phẩm cho dân. 

Nhưng, theo ông "thế cũng là may mắn lắm rồi, bởi nhiều gia đình trồng hành tây còn trắng tay". Bà Nguyễn Thị Tâm, thôn Xuân Nẻo cho biết: "Với mỗi sào trồng hành tây, chi phí đầu tư gồm tiền làm đất, mua giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuê nhân công...  tốn ít nhất 3 triệu đồng. Trong khi bán chỉ được từ 700.000- 1 triệu đồng là cùng, vụ này lỗ nặng".

Theo ông Nguyễn Văn Xô, Chủ nhiệm HTXNN Hưng Đạo, xã có 290 ha cây vụ đông, trong đó 60 ha hành tây; tập trung tại 2 thôn Ô Mễ và thôn Xuân Nẻo. Hành tây từng là cây trồng chủ lực của nông dân, tính trung bình 1 sào cho năng suất 1,4- 1,7 tấn, với giá bán 9.000- 10.000 đ/kg như năm trước, thu được hơn 10 triệu đ/sào. Khi thu hoạch, các thương lái đến thu mua, vận chuyển vào các thị trường miền Nam và xuất khẩu. Nhưng năm nay, hành bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết năng suất giảm, song chẳng có "ma" nào đến mua. Hiện tại bà con đã dỡ hành tây để thối ngoài ruộng, giải phóng đất trồng súp lơ, xu hào, cải bắp...

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.