| Hotline: 0983.970.780

Mưa kèm theo lốc xoáy quật đổ hàng trăm trụ tiêu ở Gia Lai

Thứ Bảy 16/09/2017 , 19:28 (GMT+7)

Chiều 16/9, ông Ngô Ngọc Sinh- Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai cho biết: Tỉnh đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu các địa phương kiểm tra, thống kê thiệt hại và sớm báo cáo về UBND tỉnh để có hướng xử lý khắc phục.

Do sự việc vừa xảy ra, UBND tỉnh vẫn chưa nhận được báo cáo các địa phương về số lượng thiệt hại.

18-12-47_20170916_105956
Mưa kèm theo lốc xoáy quật đổ hàng trăm trụ tiêu

Thông tin từ Văn phòng UBND huyện Đắk Đoa cho biết: Huyện đã giao cho Phòng Nông nghiệp khảo sát thiệt hại để có hướng khắc phục hỗ trợ, riêng các hộ có cây bị ngã đổ có thể dựng lên thì sẽ cho cán bộ cùng dân khắc phục. 

Theo thống kê sơ bộ, đã có hơn 5 nghìn trụ tiêu ở huyện Đắk Đoa bị tổn thất nặng nề do mưa kèm lốc xoáy. Tại xã Đắk Krong có 12 hộ bị thiệt hại nặng, chủ yếu ở thôn Đê Thung với hơn 3 nghìn trụ bị gãy đổ, trong đó, có 2 nghìn trụ tiêu kinh doanh. Tại xã Đắk Sơ Mei, có 12 hộ bị thiệt hại do lốc xoáy, làm gãy đổ nhiều diện tích hồ tiêu và cây hoa màu. Riêng cây hồ tiêu có 7 hộ bị thiệt hại với hơn 2 nghìn trụ.

Ông Dương Thanh Hải (thôn Đê Thung, xã Đắk Krong) có vườn tiêu 500 trụ bắt đầu vào mùa kinh doanh, dự tính thu năm này không dưới 400 triệu đồng, nay bị lốc quét qua không còn một cây. Nhiều cây bị đứt cả gốc, có cây lộ rễ...

18-12-47_20170916_115819
Ảnh: Đăng Lâm

Vườn chị Nguyễn Thị Thơm (cùng thôn ông Hải) trồng hơn 2 nghìn trụ, bị lốc quét rơi rụng gần hết. Chị Thơm cho biết: “Hơn 70% vườn tiêu bị hư hại gần hết, 1.200 trụ bị ngã đổ khó có khả năng phục hồi. Mấy hôm nay gia đình chi hơn 100 triệu đồng thuê nhân công, mua trụ chống các cây tiêu bị ngã. Vườn tiêu tôi đầu tư hơn 1 tỷ đồng, chuẩn bị mùa này thu nhưng giờ tiêu như này, cố gắng nuôi cây không bị chết đã là may lắm rồi”.

Tại xã Đắk Sơ Mei, không chỉ hồ tiêu bị ngã mà nhiều diện tích lúa, chanh dây cũng bị lốc cuốn phăng. Ông Nguyễn Xuân Cất Đứng (thôn 17, xã Đắk Sơ Mei), nói: 

“Vườn tôi có 700 trụ tiêu bắt đầu phủ trụ, trồng kèm 200 gốc chanh dây vừa thu 2 đợt. Chỉ trong một buổi chiều, cả vườn cây ngã rạp hết cả. Cả nhà đang tranh thủ đỡ, chống các gốc cây tiêu lên mong cứu được, còn chanh dây đành vứt bỏ. 70 triệu đồng coi như mất trắng"...

18-12-47_20170916_115908
Ảnh: Đăng Lâm
18-12-47_20170916_120441
Ảnh: Đăng Lâm

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm