| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang:

Mưa lớn, một xã có tới 368 tấn cam rụng, ước thiệt hại hơn 5 tỷ đồng

Thứ Sáu 24/03/2017 , 09:30 (GMT+7)

Theo thống kê chưa đầy đủ của UBND xã Việt Hồng (Bắc Quang), hiện toàn xã có 19ha cam cho thu hoạch, trong những ngày vừa qua do mưa lớn bất thường đã làm trên 368 tấn cam bị rụng với tổng số tiền thiệt hại ước tính trên 5,5 tỷ đồng. Một điều bất thường khác mà các hộ trồng cam phải đối mặt là những quả cam sành sau bị rụng thường bị mốc...

Cam sành là cây ăn quả đặc sản của Hà Giang và được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tính đến cuối năm 2016, tổng diện tích cam sành của tỉnh đạt 7.900 ha, trong đó có trên 3.850 ha cho thu hoạch và sản lượng ước đạt trên 30.000 tấn.

16-23-39_su-nhung-trn-mu-lon-keo-di-lm-cm-rung-hng-lot-nh-thu-phuong
Cam rụng hàng loạt do mưa lớn kéo dài
 

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn và các hộ trồng cam của Hà Giang, trong vụ vừa qua, cam sành Hà Giang được mùa nên có sản lượng lớn. Bên cạnh đó, do năm nay cam sành tiêu thụ chậm và rớt giá nên các hộ trồng cam của Hà Giang chỉ cắt bán một phần, còn lại vẫn phải để cam chín trên cây.

Cho tới thời điểm hiện nay đã vào cuối tháng 3 dương lịch, giá cam sành cắt bán tại vườn cũng chỉ dao động từ 9.000 - 12.000 đ/kg. Với giá bán như hiện nay, giá cam sành của Hà Giang chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, đa số các hộ trồng cam của Hà Giang vẫn giữ cam chín trên cây chờ lên giá.

Riêng huyện Bắc Quang có diện tích và sản lượng cam sành lớn nhất tỉnh; bên cạnh đó, Bắc Quang được mệnh danh là vùng “rốn mưa” của Hà Giang. Sau những trận mưa lớn bất thường kéo dài từ tối 14/3 đến ngày 20/3, đã làm cho nhiều vườn cam bị rụng quả hàng loạt, gây thiệt hại kép đối với người dân trồng cam.

Theo thống kê chưa đầy đủ của UBND xã Việt Hồng (Bắc Quang), hiện toàn xã có 19ha cam cho thu hoạch, trong những ngày vừa qua do mưa lớn bất thường đã làm trên 368 tấn cam bị rụng với tổng số tiền thiệt hại ước tính trên 5,5 tỷ đồng. Một điều bất thường khác mà các hộ trồng cam phải đối mặt là những quả cam sành sau bị rụng thường bị mốc và vỡ nát không thể sử dụng được.

Anh Trương Công Hoan là hộ trồng cam của xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) cho biết: Gia đình tôi có trồng hơn 3ha cam sành, trong đó có khoảng 400 cây cho thu hoạch. Sau những ngày mưa lớn vừa qua, gia đình tôi đã bị thiệt hại nặng do cam bị rụng hàng loạt. Riêng gia đình tôi, số cam bị rụng tới gần 90% và ước thiệt hại gần 500 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều gia đình trồng cam khác của xã cũng bị rụng tới 40% sản lượng.

Ông Hoàng Quyết Thắng, Giám đốc HTX sản xuất cam VietGAP của xã Vĩnh Hảo cho biết: HTX trồng cam Vĩnh Hảo có gần 90ha cam sành cho thu hoạch; trong đợt mưa lớn vừa qua đã gây thiệt hại cho hầu hết các gia đình trồng cam của HTX. Bình quân, tỷ lệ cam bị rụng từ 10 - 20%, có gia đình cam bị rụng trên 50% sản lượng. Điều bất thường là những quả cam bị rụng đều bị mốc và vỡ nát nên không thể bán và sử dụng được.

Theo thống kê chưa đầy đủ của UBND xã Việt Hồng và UBND xã Tiên Kiều (Bắc Quang), trong đợt mưa lớn kéo dài vừa qua đã làm sản lượng cam của 2 xã bị rụng từ 45 - 60%. Cá biệt, có một số hộ trồng cam ở thôn Giàn Hạ xã Việt Hồng như gia đình anh Ấu Văn Kỳ (có gần 3ha cam) và gia đình anh Đặng Văn Liều (có 0,4ha cam) bị rụng gần như hoàn toàn.

Bên cạnh thiệt hại kép do cam bị rớt giá, tiêu thụ chậm và bị rụng hàng loạt do mưa lớn, các gia đình trồng cam của Hà Giang lại phải thuê lao động đi thu gom những quả cam bị rụng tiêu hủy nhằm tránh nấm mốc gây hại vườn cam và ô nhiễm nguồn nước. Ngoài thiệt hại về kinh tế hàng tỷ đồng, các hộ trồng cam còn phải đối diện với nhiều lo lắng khác.

Theo ông Phạm Công Danh, Chủ tịch UBND xã Việt Hồng, huyện Bắc Quang: Cam sành sẽ rất dễ bị tư thương ép giá và rất khó đảm bảo chất lượng từ vườn sản xuất tới tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số gia đình đã nhận tiền đặt cọc của tư thương nhưng chưa kịp thu hoạch thì thiệt hại do mưa lớn kéo dài xảy ra. Vì vậy, nếu không biết hài hòa về lợi ích và cùng chấp nhận thua thiệt về kinh tế sẽ xảy ra nhiều hệ lụy xấu.

Ngoài ra, nhiều gia đình trồng cam đã phải vay vốn ngân hàng để mua phân bón, thuốc trừ sâu…, đợi đến mùa thu hoạch cam sẽ hoàn trả vốn; nhưng thiên tai xảy ra đã đưa họ trở thành những con nợ của ngân hàng.

 

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.